Bị viêm khớp chườm nóng hay lạnh hiểu quả hơn?

Viêm khớp chườm nóng hay lạnh là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Đây là hai phương pháp dùng nhiệt trị liệu nhằm hỗ trợ điều trị. Vậy với bệnh lý này, chườm nóng hay chườm lạnh sẽ tốt hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thông tin và học chườm đúng cách qua bài viết này nhé!

Viêm khớp chườm nóng hay lạnh?

Chườm nóng hay chườm lạnh là sử dụng tác động của nhiệt (được gọi là nhiệt trị liệu) lên một bộ phận hay trên toàn cơ thể giúp giảm đau nhức rất tốt đối với những người bị viêm khớp. Hiện nay, chườm nóng được sử dụng thường xuyên và và cũng có tác dụng chuyên sâu hơn trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp thuộc thể mãn tính.

Bị viêm khớp chườm nóng hay lạnh?

Bị viêm khớp chườm nóng hay lạnh?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu khớp bị viêm thì người bệnh nên chườm nóng để giảm các cơn đau nhức.

Bạn nên chườm nóng khi có những vết đau mãn tính hay những chấn thương đã gặp sau 48 giờ: Hội chứng đau khuỷu tay, đau khuỷu tay do viêm gân, đau gót chân, viêm bao gân gấp,…

Vì sao chườm nóng lại tốt hơn?

Chườm nóng có tác dụng thư giãn cơ khi chúng bị quá tải, làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng và làm dịu những cơn đau. Nhiệt có tác dụng với những cơn đau mãn tính dai dẳng, loại bỏ những độc tố gây hại và sự căng cứng, khó chịu ở cơ.

Một lưu ý quan trọng là khi chườm nóng, nhớ bảo vệ cơ thể bạn khỏi những thiết bị sưởi ấm đang sử dụng có thể gây bỏng. Đặt thiết bị chườm vào chiếc khăn để giảm khả năng tiếp xúc, đặc biệt không chườm nóng khi bạn đang ngủ và không chườm quá 20 phút.

Phân tích cách chườm nóng hiệu quả

Để giảm các triệu chứng của viêm khớp, có 2 phương pháp chườm nóng chính là chườm nóng khô và chườm nóng ướt.

Trước khi sử dụng phương pháp cho bệnh nhân, bác sĩ hoặc y tá cần phải giải thích quy trình chườm, hướng dẫn chuẩn bị cũng như các lưu ý. Bác sĩ, y tá cần mặc trang phục y tế đúng theo quy định, vệ sinh tay sạch sẽ để đảm bảo không mang vi khuẩn cho bệnh nhân.

Trước khi chườm nóng, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, tránh việc đang chườm phải đi lấy cái này cái kia, kiểm tra túi chườm một cách cẩn thận, xem có rách hay hơi bị ra ngoài không. Khi đổ nước vào túi chườm, cũng cần lưu ý chỉ đổ khoảng ⅔ rồi lấy tay ép chặt để thoát oxy ra bên ngoài. Lau phía ngoài cho khô để bệnh nhân không bị dính nước trong khi chườm.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp xương ức, xương hàm: Triệu chứng và cách điều trị từ chuyên gia

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Người bệnh viêm khớp nên chườm nóng tốt hơn

Người bệnh viêm khớp nên chườm nóng tốt hơn

Chườm nóng khô

Phương pháp này có tác dụng chủ yếu để bệnh nhân thấy dễ chịu, giảm đau và tăng tuần hoàn máu chỉ với trung bình từ 41-43 độ C và cao là từ 50-60 độ C. Mỗi lần chườm khoảng 20-30 phút và nếu muốn chườm lại phải đợi 2-3 giờ sau. Khi chườm nóng, lỗ chân lông sẽ giãn ra làm cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể con người gây một số bệnh như nhiễm khuẩn cơ, da, viêm họng,…

Khi chườm, bạn phải kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế sao cho phù hợp với thân nhiệt bệnh nhân rồi để người bệnh ở tư thế thuận lợi và bắt đầu chườm. Trong khi chườm phải lưu ý quan sát, khi có hiện tượng đỏ da, đau rát thì phải bôi parafin lên vùng da đang chườm.

Chườm nóng khô phù hợp với đối tượng bị viêm khớp, ngoài ra còn có tác dụng đối với những cơn đau dạ dày, thận, gan, viêm thanh quản, dùng để sưởi ấm cho trẻ sơ sinh và người cao tuổi khi trời rét. Bên cạnh đó, việc chườm nóng khô chống chỉ định với những bệnh nhân viêm ruột thừa, bị nhiễm khuẩn có khả năng gây mù, một số trường hợp xuất huyết và bị đau bụng mà không tìm được nguyên nhân.

Chườm nóng ướt

Liệu pháp này nhằm khiến cho những cơ, bắp thịt co cứng giãn ra một cách dễ dàng để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, thuốc muối khoáng. Nhiệt độ để chườm ướt khoảng 40 độ C, cao hơn là 50 độ C. Thời gian cũng tương tự chườm khô là 20-30 phút và sau 2-3 giờ mới được chườm lại nếu muốn.

Với cách chườm nóng này, bạn sẽ dùng gạc để nhúng và nước chườm sau đó vắt khô rồi đắp lên vùng cơ cần chườm. Mỗi tấm gạc sẽ giữ nóng được trong tầm 10 phút và thay tấm khác. Bạn cũng dùng parafin bôi lên vết đỏ hoặc đau rát nếu cần.

Cách thực hiên chườm nóng trị viêm khớp

Cách thực hiên chườm nóng trị viêm khớp

Sau khi chườm xong cần lưu lại các thông tin về thời gian, nhiệt độ nước trong quá trình chườm, tên y tá hay bác sĩ chườm vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để những người tiếp nhận sau sẽ có đủ thông số và tiếp tục xử lý.

Lưu ý: Nếu dùng nước quá nóng, thời gian chườm dài gây bỏng cho người bệnh, vì vậy bạn cần đặc biệt cẩn thận để không có những biến cố đáng tiếc xảy ra.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược như lá lốt, ngải cứu để chườm nóng. Bạn chỉ cần sao nóng những nguyên liệu này rồi cho vào túi vải để chườm nên những vị trí khớp bị bệnh để xua tan những cơn đau nhức.

Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức về khi bị bệnh viêm khớp chườm nóng hay lạnh thế nào là hợp lý. Hy vọng những thông tin bổ ích như vậy sẽ giúp các bạn có một sức khỏe tốt, đồng thời lựa chọn cách chườm nóng để đạt hiệu quả tối ưu và lâu dài hơn. Hãy chủ động bảo vệ bản thân bạn.

Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công trong công việc và cuộc sống!

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment