Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Liệu tình trạng này có gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ? Có phương pháp nào chữa trị dứt điểm không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nguy hiểm không?
Nhiều người lầm tưởng bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng thực chất trẻ em cũng có khả năng gặp phải bệnh lý này. Đặc biệt, những đứa bé từ 13 đến 16 tuổi, có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bệnh tồn tại dưới 3 thể như sau:
- Viêm khớp ít khớp: Tình trạng này thường ảnh hưởng dưới 4 khớp, chủ yếu là các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay.
- Viêm đa khớp: Bệnh phát sinh trên 5 khớp và thường có tính chất đối xứng như đau khớp 2 cổ chân, 2 đầu gối,…
- Viêm khớp hệ thống: Bên cạnh những cơn đau khớp, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận nội tạng của bé như tim, gan, lá lách,..
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường xảy ra trong vòng vài tuần, một vài trường hợp nặng có thể kéo dài đến 6 tháng. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé nhưng lại gây nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu bệnh không được điều trị kịp thời, sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Sốt: Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao lên đến 39 độ C.
- Nổi phát ban: Triệu chứng này xảy ra tương đối đột ngột và tự khỏi vài ngày sau đó. Một vài bộ phận thường phát ban là ngực, tay, chân, bụng,…
- Tác động đến sự phát triển của xương khớp: Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến các dây chằng, sụn khớp bị tổn thương, có xu hướng phát triển không đều, lệch lạc, thậm chí bị teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt.
- Tình trạng chán ăn, mất ngủ: Các cơn đau nhức khớp có thể khiến bé thường xuyên ăn không ngon, ngủ không được. Lâu ngày, bé sẽ có trạng thái suy nhược cơ thể, tinh thần không ổn định.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt: Trẻ em có thể bị đau mắt đỏ, viêm mắt, suy giảm khả năng nhìn, nhạy cảm với ánh sáng, thậm chí là gây mù.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Căn bệnh này ở trẻ không phải do các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus gây nên mà là do trạng thái rối loạn tự miễn. Tức là hệ miễn dịch của trẻ em phát sinh sai sót khi nhận lầm các tế bào khỏe mạnh thành tế bào gây hại mà tấn công.
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ:
- Chấn thương: Việc bé bị chấn thương hay tai nạn đều có khả năng tác động đến quá trình hoạt động và phát triển của hệ xương khớp. Điều này sẽ làm lỏng các dây chằng, gây tổn thương sụn khớp, khiến các cơ xương khớp trở nên yếu dần đi.
- Béo phì: Những đối tượng bị thừa cân, béo phì có trọng lượng cơ thể vượt quá mức ổn định. Lúc này, các dây chằng, sụn khớp, phải hoạt động quá sức để chống đỡ và yếu dần đi theo thời gian. Đồng thời, quá trình viêm nhiễm và thoái hóa xương khớp cũng âm thầm xảy ra.
- Di truyền: Ông bà, bố mẹ bị viêm khớp có thể di truyền kháng sinh HLA sang cơ thể trẻ nhỏ, khiến bé có khả năng mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác.
Tham khảo: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Cách chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Chữa bằng thuốc Tây
Uống thuốc tây là phương pháp chữa trị mang lại hiệu quả nhanh nhất cho trẻ. Tuy nhiên, thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên các bố mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn chính xác.
Trong quá trình dùng thuốc, các phụ huynh lưu ý cho bé uống đúng theo liệu trình của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.
Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc chống viêm: Có hai loại thuốc giảm viêm được dùng trong trường hợp này là nhóm thuốc NSAID và thuốc Corticosteroid. Nhóm thuốc NSAID bao gồm thuốc Naproxen, Ibuprofen,… có tác dụng giảm sưng, chống viêm, làm dịu các cơn đau. Đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc Corticosteroid dưới dạng tiêm tĩnh mạch để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.
- Thuốc sinh học: Thuốc sinh học giúp giảm đau, hạn chế tình trạng viêm nhiễm trở nặng. Một số loại thuốc sinh học phổ biến như Etanercept, Adalimumab,….
- Thuốc chống thấp khớp: Hai loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là Methotrexate và Sulfasalazine, thuộc nhóm thuốc DMARDs. Nhóm thuốc này được dùng với mục đích đẩy lùi quá trình phát triển của bệnh.
Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Bên cạnh việc uống thuốc tây, trẻ nên được kết hợp áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, kích thích quá trình tuần hoàn máu, giúp các khớp xương linh hoạt hơn, cải thiện chức năng của hệ xương khớp. Các bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau:
- Chườm nóng, chườm lạnh.
- Bấm huyệt, xoa bóp.
- Thực hành các bài tập cơ khớp tại nhà.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống của bé, kiểm soát cân nặng bé ở mức ổn định, tránh để xảy ra hiện tượng béo phì.
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và có thể được điều trị dứt điểm. Hy vọng qua bài viết, các bố mẹ đã hiểu thêm về căn bệnh này, đồng thời tìm được liệu trình chữa trị phù hợp cho bé.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: