Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là một bệnh lý không quá phổ biến nhưng rất nguy hiểm nếu như không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Đây là một căn bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 16. Thế cho nên các bậc phụ huynh cần nắm rõ những điều cần biết về bệnh này để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con trẻ.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên chính là hiện tượng xương khớp bị viêm, thường gặp phải ở trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 16. Các dạng bệnh lý thường gặp có thể kể đến như là viêm da cơ thiếu niên; xơ cứng bì thiếu niên, rối loạn mô liên kết hỗn hợp và lupus vị thành thiên.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Đây là độ tuổi vàng của sự hoàn thiện xương khớp, tuy nhiên nếu bạn nhận thấy con mình đang có những dấu hiệu đau nhức, sưng tấy đỏ ở vùng khớp thì rất có khả năng bé đang mắc phải bệnh lý này.

Bệnh tác động trực tiếp đến sự phát triển hệ xương khớp của trẻ dẫn đến bệnh lý này. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì hậu quả gây nên cực kỳ nguy hiểm.

Theo thống kê ở Mỹ và Châu Âu, tỉ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này rất ít, rơi vào khoảng 1/1000 trẻ em trên mỗi năm. Và thường thì các trường hợp đó đều chỉ xảy ra ở diễn biến nhẹ và nhanh chóng tìm được phương pháp chữa trị kịp thời. Tỉ lệ bệnh đi theo chiều hướng tiêu cực chỉ rơi vào khoảng 1/10.000 bé mỗi năm.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này được các chuyên gia xương khớp phân tích là do rối loạn miễn dịch trong cơ thể trẻ, dẫn đến việc hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh đặc biệt là các nhóm cơ trong cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể do rối loạn hệ miễn dịch

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể do rối loạn hệ miễn dịch

Không những thế, một số nguyên nhân do di truyền mà các bậc phụ huynh cũng nên để ý hơn đó là:

  • Trước đây trong gia đình có bố mẹ tiền sử mắc bệnh viêm khớp
  • Những gia đình trước đây đã có thành viên từng bị vảy nến và các bệnh lý về mắt
  • Trẻ đã từng bị viêm cột sống dính khớp hoặc viêm ruột mãn tính.

Ngoài ra, nếu trẻ bị chấn thương trong quá trình sinh hoạt vận động cũng có thể dẫn đến tình trạng khớp xương bị viêm.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Tham khảo bài viết: Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tốt không? Liều dùng thế nào?

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Theo số liệu thống kê thì trẻ em có nguy cơ mắc phải bệnh này thường có xu hướng gặp phải nhiều nhất ở trẻ em gái và trẻ da trắng. Triệu chứng cũng rất dễ dàng nhận biết.

Theo các nhà khoa học, tại thời điểm vàng này, cơ xương khớp của các bé vô cùng dẻo dai, nên tăng cường vận động để hoàn thiện hệ xương khớp. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy con mình có những biểu hiện dưới đây thì hãy lập tức đưa trẻ đi khám để được chữa trị một cách sớm nhất:

  • Khi bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên, khớp gối của bé bị cứng không thể đi thăng bằng được mà thường đi khập khiễng vào buổi sáng.
  • Sốt cao và xuất hiện các nốt phát ban.
  • Hạch Lympho sưng to ở các bộ phận của cơ thể đặc biệt là ở vùng cổ.
  • Chân tay phát triển không đều.
  • Đau và sưng khớp bàn tay, bàn chân sau khi ngủ dậy.

Cách chữa trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Việc chẩn đoán bệnh lý này cực kỳ khó khăn bởi đây cũng có thể là một số triệu chứng của các căn bệnh khác. Thế cho nên tốt nhất khi nhận thấy hiện tượng lạ về hệ xương khớp của con, phụ huynh hãy đưa con đến những địa chỉ tin cậy để tiến hành chụp X- quang, kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết cũng như xác định rõ tiền sử bị bệnh của các thành viên trong gia đình.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để xác định tình trạng của bệnh

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để xác định tình trạng của bệnh

Việc chữa trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên hiện tại vẫn chưa thể tìm được phương pháp cụ thể để điều trị triệt để. Hiện nay cách khắc phục duy nhất vẫn là sử dụng thuốc và hoạt động thể chất, đồng thời cần sự chăm sóc của chính bản thân mình để ngăn chặn biến các biến chứng nguy hiểm và có thể hoạt động như các trẻ em bình thường:

  • Trẻ em bị bệnh này thường phải giới hạn mức độ và tần suất hoạt động tránh việc gây nên những tổn thương không đáng có. Kết hợp uống thuốc hàng ngày để giảm viêm, khắc phục tình trạng sưng đau.
  • Tiếp theo đó mẹ cần lên một chế độ ăn uống đủ chất và hợp lý cho bé, đồng thời kết hợp tập luyện đều đặn. Các bé mắc phải bệnh lý này không nên tập luyện ở cường độ cao như đá bóng hay bật nhảy, chạy,… Bơi lội là bài tập an toàn nhất cho hệ xương khớp và làm giảm đáng kể những cơn đau của bé.
  • Động viên và khích lệ tinh thần bé thường xuyên, xác định tư tưởng để bé tự giới hạn bản thân mình. Mặc dù bé có thể hoạt động bình thường nhưng không thể không có giới hạn. Có thể bé sẽ có vấn đề về tâm lý khi không được chơi đùa như bạn bè cùng trang lứa. Thế cho nên gia đình và thầy cô cần gần gũi và động viên bé nhiều hơn.

Trên đây chính là một số kiến thức về bệnh lý viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Các bậc phụ huynh cần lưu ý và để ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của con cái. Hỗ trợ con điều trị bệnh chứ không nên quá bao bọc con, căn bệnh này chỉ có chính các bé mới có thể tự điều chỉnh được bản thân mà thôi.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment