Đau dây thần kinh tọa tiếng anh là gì đang khiến rất nhiều người băn khoăn, bởi khi tìm kiếm bằng tiếng Việt thông tin gần như giống nhau khiến người bệnh khó tìm được câu trả lời như ý. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời hợp lý nhất nhé.
Đau thần kinh tọa tiếng anh là gì?
Đau thần kinh tọa tiếng anh là sciatica. Từ sciatica còn được hiểu là đau thần kinh hông. Tình trạng đau thần kinh hông ở nước ngoài khá phổ biến, nó xuất hiện sớm hơn ở nước ta.
Theo giải thích của chuyên là thì đây là tình trạng đau lưng xảy ra do dây thần kinh hông bị tổn thương hoặc bị chèn áp. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn chạy dọc từ lưng dưới tới mặt sau của hai chi.
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa.
Như vậy câu hỏi đau thần kinh tọa tiếng anh là gì đã được giải đáp thỏa đáng. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa thường gặp hiện nay:
- Trên 85% người bệnh gặp phải tình trạng đau dây thần kinh tọa là do tổn thương các rễ thần kinh, trong đó chủ yếu là khối nhân nhầy của đĩa đệm chèn ép vào các rễ thần kinh (thường gặp nhất là đĩa đệm L5-S1 chèn ép rễ thần kinh S1, L4-L5 chèn ép rễ thần kinh L5)
- Các thương tổn dây thần kinh
- Các tổn thương của đám rối thần kinh
- Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn gồm: tổn thương thân đốt sống (do khối u hoặc vi khuẩn), viêm đốt sống đĩa đệm, chấn thương hoặc mang thai.
Biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh tọa\
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các cơn đau lan dọc từ lưng xuống phía đùi theo đường đi của rễ thần kinh sống 1 (S1) và rễ thần kinh lưng 5 (L5).
- Nếu rễ thần kinh S1 tổn thương thì cơn đau sẽ xuất phát từ lưng dọc xuống phía sau mông, thẳng xuống đùi sau đó lan xuống phía sau cẳng chân tới ngoài bàn chân.
- Nếu rẽ thần kinh L5 tổn thương thì cơn đau là dọc từ lưng eo đi xuống phía ngoài mạch cẳng chân xuống ngón chân út.
- Nếu đau thần kinh tọa hông thì cơn đau thường lan xuống phía trên đầu gối, nếu đau thần kinh tọa dưới thì sẽ đau tới tận mắt cá ngoài bàn chân.
Đau dây thần kinh tọa rất dễ gặp, nếu đau nhẹ thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại và làm việc sinh hoạt bình thường.Nhưng nếu đứng hoặc đi lại nhiều cơn đau sẽ tái phát Thậm chí chỉ chần dậm chân mạnh xuống đất, hắt hơi hoặc ho, đi đại tiện cũng đau. Cơn đau ảnh hưởng nhiều tới khả năng lao động của người bệnh.
Đối tượng có nguy cơ dễ bị đau dây thần kinh tọa?
Bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả nam và nữ, trường hợp thường gặp nhiều hơn là nam, độ tuổi đễ gặp là 30 đến 60 tuổi, người hay gặp là người phải lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vật nặng sai tư thế, gò bó, chấn thương. Ngoài ra, các động tác thay đổi tư thế đột ngột thường xuyên là yếu tố chính gây khởi phát căn bệnh này.
Tâm lý cũng có vai trò thúc đẩy sự hình thành và tái phát bệnh. Bên cạnh đó, những người phải làm việc ở tư thế đứng, ngồi nhiều như nghệ sĩ bale, xiếc hay công nhân bốc vác,… cũng dễ gặp bệnh và phát bệnh nhiều hơn người bình thường.
Thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu quả?
- Điều trị đau thần kinh tọa với Tây y:
Trong điều trị đau thần kinh tọa, các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc làm giãn cơ kết hợp với biện pháp chườm nóng, chườm lạnh.
Thuốc giảm đau gồm các loại thuốc paracetamol, acetaminophen, efferal-gan codein, di-antalvic, có tác dụng giảm đau khẩn cấp cho người bệnh rất hiệu quả.
Thuốc chống viêm: bao gồm các loại thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, aspirin, tilcotil, naproxen voltarel, mobic…
Thuốc giãn cơ: myonal, mydocalm, decontractyl….
Tiêm bên ngoài màng cứng bằng hydrocortison steroid trực tiếp vào cột sống để giúp giảm viêm hoặc vào khu vực xung quanh dây thần kinh hông.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Mỗi ngày chườm miếng đệm nóng hay nước đá trong khoảng 20 phút thực hiện 2 giờ 1 lần chườm.
- Phương pháp vật lý trị liệu:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thì biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng để phối hợp điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Các biện pháp sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, từ trường và điện dẫn thuốc tới vùng cột sống lưng để giảm đau và co cứng cơ đã mang lại kết quả khả quan. Bên cạnh đó, Tây y có kết hợp cùng các biện pháp châm cứu, xoa bóp, thủy châm,ấn huyệt của Đông y để mang lại kết quả điều trị cao nhất.
- Chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng các cây thuốc nam
Sữa và tỏi
Ngoài công dụng dùng để chữa cảm lạnh, có khả năng kháng viêm và chống lão hóa, chúng ta có thể kết hợp tỏi và sữa để giúp giảm triệu chứng đau nhức dây thần kinh tọa.
Tỏi có vị cay, tính ấm, có khả năng kháng khuẩn; còn sữa thì giàu canxi giúp tăng sức bền cho xương khớp, giàu axit lactic có tính diệt khuẩn
Cách làm:
- Bóc vỏ 4 tép tỏi tươi sau đó nghiền nát
- Rót khoảng 250ml sữa tươi vào trong cốc, cho tỏi đã nghiền vào khuấy đều và uống ngay
- Mùi của hỗn hợp này khá khó uống nên bạn có thể đun sữa tỏi để giúp bay bớt mùi tỏi sống. Nên uống vào lúc sáng sớm hay khi cơn đau bắt đầu xuất hiện.
Cây xấu hổ chữa đau thần kinh tọa
- Theo y học cổ truyền cây xấu hổ (trinh nữ hoàng cung) có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng giúp chống viêm và giảm đau rất tốt. Đây là loại cây bụi, mọc rất nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam, có công dụng điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp hiệu quả.
- Cách dùng cây xấu hổ để chữa bệnh, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:
Dùng 20gr – 25gr rễ cây xấu hổ và cây lá lốt, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh có chứa saponin – là một 1 loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch.
Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa bằng sâm ngọc linh người bệnh có thể thực hiện theo cách sau: Sâm ngọc linh và rượu trắng
- Ngâm 150gr sâm ngọc linh cùng 1 lít rượu trắng (nên dùng rượu trắng 50 độ).
- Sau khi ngâm khoảng 3 tháng là có thể sử dụng: Mỗi ngày uống khoảng 1 – 2 chén, sử dụng liên tục tới khi cơn đau thuyên giảm
Phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa
- Luôn duy trì ổn định trọng lượng của cơ thể, tránh tăng cân không kiểm soát khiến các xương khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao đặc biệt là các môn đi bộ, yoga và bơi lội
- Duy trì lối sống lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa nhiều cồn gây hại cho cơ thể.
- Tránh mang vác vật nặng. Trong trường hợp bắt buộc cần chọn tư thế cân đối, giảm sự tập trung sức nặng lên 1 vị trí của xương, khớp
- Tránh tư thế gây hại cho hệ cơ xương khớp.
Author: Hoang Lan Huong
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/