Hình ảnh cây cỏ xước chữa xơ vữa động mạch
Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L., Họ Rau dền – Amaranthaceae hay cây cỏ xước còn được biết đến với tên Ngưu tất nam.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cỏ Xước: Cỏ Xước thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cỏ Xước mọc hoang khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng cây cỏ Xước: Cỏ xước được trồng bằng rễ củ.
Bộ phận dùng, chế biến của cây cỏ Xước: Rễ củ của cỏ Xước, rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng 1 – 2mm, sấy khô.
Công dụng, chủ trị cây cỏ Xước: Vị chua, đắng, tính bình, có tác dụng lưu thông huyết, bổ gan thận, mạnh gân cốt. Dùng trong bệnh viêm khớp, sau khi đẻ máu hôi không sạch. Còn có tác dụng giảm Cholesteron trong máu, chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sưng đau tụ máu.
Liều dùng cỏ Xước: Ngày dùng 15 – 30g, dạng thuốc sắc.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận (phù thũng, đái són, đái vàng thẫm, vàng da): Rễ cây cỏ xước 25g, rễ cỏ tranh, mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm, mỗi vị 10g. Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần vào buối sáng và trưa sau các bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Nghỉ 15 ngày lại tiếp tục sử dụng đơn thuốc này (phải theo chỉ định của thầy thuốc).
Hoặc rễ cỏ xước sao vàng 30g, mã đề cả cây 20g, cúc bách nhật cả cây 25g, cỏ mực 20g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 10 ngày.
Cây cỏ xước chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.
Chú ý: Có công dụng giống cây Ngưu tất được di thực vào nước ta ( Hoài ngưu tất, Ngưu tất sắc).
Mời các bạn đọc thông tin về bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm công hiệu.
Cây cỏ xước - Tác dụng cây cỏ xước chữa xơ vữa động mạch, bổ gan thận,