thoát vị đĩa đệm cột sống

Tháng 1 172014
 

Vật lý trị liệu là phương pháp phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng một số dòng điện giảm đau như dòng giao thoa, dòng ten, siêu âm giảm đau và giảm co cứng cơ, chiếu đèn hồng ngoại. Trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu có thể nói đây là một trong những phương pháp trị bệnh bảo tồn có hiệu quả nhất.

Vật lý trị liêu thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Những phương pháp của nó không chỉ giúp giảm đau lập tức mà còn dạy bạn cách huấn luyện cơ thể và phòng ngừa tổn thương.

tri thoat vi dia dem bang vat ly tri lieu 300x200 Trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Với phương pháp này các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo giãn cột sống. Tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính mà cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.

Trước tiên, người bệnh sẽ được kéo giãn cột sống cổ bằng máy. Tiếp theo là chọn một trong các phương thức giảm đau: sóng ngắn, siêu âm điều trị, chiếu đèn hồng ngoại, các dòng điện giảm đau. Sau đó sẽ thực hiện các kỹ thuật di động khớp, kéo giãn cơ bằng tay. Song song đó, bạn sẽ được hướng dẫn tập vận động để tự thực hiện ở nhà và cần tuân thủ những tư thế đúng trong làm việc và sinh hoạt.

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ dạy bạn cách luyện tập và làm lưng mạnh hơn để ngăn những cơn đau trong tương lai. Họ cũng sẽ dạy bạn những nguyên tắc tự chăm sóc bản thân để giúp bạn hiểu được cách tốt nhất để điều trị triệu chứng của mình.

Mục tiêu cuối cùng đối với bạn là phát triển kiến thức để duy trì một cuộc sống không có sự xuất hiện của những cơn đau. Điều cơ bản là bạn học các tập luyện sau khi đợt điều trị chính thức kết thúc. Nếu không thực hiện đầy đủ những bài học đã được hướng dẫn trong chương trình vật lý trị liệu, bạn có thể sẽ không thấy được hiệu quả lâu dài của nó.

Tùy theo mức độ bệnh tật, tuổi tác thầy thuốc chuyên khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sẽ quyết định kể hoạch , phương pháp trị liệu thích hợp.

Sau thời gian điều trị, bạn phải duy trì luyện tập và vận động đúng cách, nếu không bệnh rất dễ tái phát. Khi đã bị đau lưng, bạn cần tránh đi bộ nhiều, không chơi những môn thể thao có lực tác động đột ngột (cầu lông, tennis, đá banh, bóng rổ…). Ngay cả môn yoga bạn cũng cần thông báo với huấn luyện viên về tiền sử bệnh của mình để tránh những động tác có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bơi lội là môn thể thao tốt nhất cho người bị đau lưng.

Ngoài phương pháp có thể điều trị bằng vật lý trị liệu, phẫu thuật thì bạn hãy nghĩ đến cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn như: chi phí điều trị không cao, tiện lợi cho người bệnh, không mất nhiều thời gian trong một liệu trình điều trị.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)
Tháng 6 112012
 

thoaihoacotsong.vn5 Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây tàn phế

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh chiếm tới 17% những người trên 60 tuổi ở Việt Nam. Hiểu biết về thoát vị đĩa đệm giúp chúng ta có biện pháp dự phòng cũng như điều trị hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế sai. Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu, bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ mắc thoát vị đĩa đệm. Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau: bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ bọc nhân nhầy ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm không còn mềm mại, nhân nhầy có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống như chấn thương, gắng sức làm, nhân nhầy có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát ra ngoài, chui vào ống sống, chèn ép rễ các dây thần kinh gây đau cột sống.

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị, đi lại. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cần chiếu chụp để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Thêm thông tin chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc nam quen thuộc.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 9.6/10 (11 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +10 (from 14 votes)
Tháng 5 292012
 

Thoái hóa cột sống nếu không được chữa trị sẽ ngày càng trầm trọng theo thời gian. Trong đó, khi cột sống thoái hóa ở mức độ nặng, các chồi xương và khối lồi do thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, tủy cột sống bị chèn ép sẽ xuất hiện các hội chứng phức tạp, đe dọa sức khỏe người bệnh.

Hội chứng cổ – tủy sống

Hậu quả hội chứng cổ – tủy sống do thoái hóa cột sống cổ rất nặng nề. Phần lớn trường hợp khối lồi hay thoát vị đĩa đệm và các chồi xương phát triển theo hướng ra bên cạnh hoặc đằng sau. Chỉ trong một số ít trường hợp, đĩa đệm mới lồi ra theo hướng trung tâm hoặc cạnh – trung tâm gây chèn ép tủy. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là: chủ yếu xuất hiện ở hai chi dưới, tăng phản xạ gân xương, rối loạn phản xạ kiểu phân ly. Liệt nửa người hay hạ liệt cứng (liệt hai chân) cũng có thể xảy ra.

Trong giai đoạn quá độ chuyển sang mãn tính, bệnh nhân bị rối loạn dáng đi và dẫn đến mất điều hòa trạng thái vận động. Tổn thương tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có đặc điểm là xuất hiện rất từ từ. Bệnh thường được phát hiện muộn. Chẩn đoán xác định bằng chụp tủy, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ và loại trừ nguyên nhân do u tủy cổ.

Hội chứng cổ – nội tạng

Đôi khi xuất hiện những cơn đau thắt tim do thoái hóa cột sống. Những thay đổi bệnh lý của các hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến sự chi phối thần kinh ở tim qua dây thần kinh tim.

Ngoài ra, những nhánh của năm hạch lưng trên của dây phế vị (dây thần kinh sọ não số X) và dây thiệt – hầu cũng đi qua đám rối thần kinh tim nông và sâu. Khi bị hội chứng cổ tim, người bệnh có cảm giác đau như đè nén, như khoan ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức. Cơn đau kéo dài từ 60 – 90 phút. Có bệnh nhân khởi phát đau ở vùng tim, có bệnh nhân có cơn co giật, được báo trước bằng đau ở vùng vai, đặc biệt ở khu vực giữa hai xương bả vai (vùng lưng). Đặc trưng là triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu hoặc nâng một cánh tay lên hoặc ho.

Rối loạn cảm giác kiểu nửa người thấy ở ít bệnh nhân. Trong cơn đau vùng tim, đa số bệnh nhân phàn nàn về các triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Trên điện tâm đồ không có những biến đổi đặc hiệu của thiếu máu cơ tim. Chụp X-quang cột sống cổ đều có biểu hiện thoái hóa.

Hội chứng cổ sau chấn thương

Do vị trí và đặc điểm sinh học của cột sống cổ là ở thế bất lợi của một bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương. Nếu một trong hai phần cơ thể đó (đầu hoặc thân) bị tăng tốc hoặc hãm đột ngột thì cột sống cổ phải chịu sức căng rất lớn. Chừng nào đĩa đệm cột sống chưa bị thoái hóa, khả năng đàn hồi có thể cáng đáng được chức năng thì cột sống cổ có thể vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh.

Tuy vậy khi đã bị thoái hóa thì đĩa đệm cột sống dễ bị tổn thương hơn. Tùy theo hướng và cường độ của lực tác động, cột sống cổ phải chịu tổn thương theo nhiều cơ chế khác nhau. Vì cột sống có thể vận động về các phía nên các vận động quá tầm như quá cúi, quá ưỡn hay quay cổ về bên quá mức thường dễ xảy ra trong lao động nghề nghiệp hay trong đời sống sinh hoạt, thể thao, tai nạn giao thông.

Nói chung, những hội chứng này thường có những dấu hiệu, biến chứng tương tự, gần giống với những rối loạn nội tạng và tổn thương hệ thần kinh trung ương nên dễ bị coi nhẹ, dễ nhầm trong chẩn đoán nguyên nhân, dẫn đến hướng giải quyết đơn giản, chậm, không lường được những hậu quả nặng nề của quá trình phát triển bệnh. Người bệnh cũng cần cảnh giác, tự mình theo dõi trước những diễn biến bất thường từ lúc mới khởi phát bệnh và không ngần ngại đi điều trị kịp thời.

Tham khảo thông tin: Khỏi bệnh thoái hóa cột sống nhờ thang thuốc hay.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 9.6/10 (13 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +12 (from 14 votes)