đau lưng

Tháng 6 242013
 

Chứng vẹo cột sống là trạng thái uốn và xoắn của cột sống. Ở cột sống người lớn, độ cong này thường do hao mòn từ việc hỗ trợ tự nhiên của cột sống. Những hỗ trợ này có thể bị suy yếu do viêm xương khớp và loãng xương. Khi những hỗ trợ này không còn, cột sống bắt đầu không làm việc và chỉ xoay trên cấu trúc còn lại.

 Đau lưng: Chứng vẹo cột sống, thoái hóa cột sống ở người lớn

Kết quả của việc cấu trúc bị phá vỡ, người ta thường bị một trong ba tình trạng sau đây:

1. Đau lưng: Là kết quả của chuyển động không ổn định hoặc không phù hợp với các khớp trong cột sống của bạn, làm đau khớp ở cột sống, và đau đớn kiệt sức của đĩa đệm.

2. Đau chân: Đau chân thường gây ra bởi sức ép trên một trong các rễ thần kinh từ cột sống. Thông thường sức ép này xảy ra ở nơi các dây thần kinh rời cột sống. Với hao mòn tự nhiên, các mắt khớp – các khớp nhỏ ở cột sống – có thể bị viêm. Điều này dẫn đến gai xương hình thành bên từ các lỗ và sau đó gây buốt dây thần kinh. Hao mòn này cũng làm đĩa đệm – hoạt động như giảm xóc giữa hai xương – phồng lên hoặc vỡ và tăng sức ép lên dây thần kinh. Với chuyển động và độ cong không phù hợp, các dây thần kinh có thể bị chèn ép và gây đau chân.

3. Biến dạng: Nguyên nhân gây ra chứng vẹo cột sống thoái hóa. Khi cột sống quay và phá vỡ cấu trúc, chúng ta bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình. Như một xương sườn nổi lên hoặc sự khác biệt giữa chiều cao của 2 vai có thể dễ dàng nhận thấy. Ở một số người, biến dạng có thể trở nên nhanh chóng và đòi hỏi phải điều trị kịp thời.

Vậy phương pháp điều trị hữu hiệu cho chứng vẹo cột sống, thoái hóa cột sống của người lớn là gì?

Việc phòng ngừa là rất quan trọng. Trước hết, điều trị thích hợp cho bệnh loãng xương là việc rất quan trọng trong ngăn ngừa chứng vẹo cột sống, thoái hóa cột sống của người lớn. Duy trì lưng và cơ bụng khỏe mạnh có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triểu bệnh.

Để giảm đau, người ta có thể có các phương pháp điều trị sau đây:

- Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc này có thể làm giảm đau và viêm. Điều quan trọng là hãy thảo luận trước xem bạn có hợp với các thuốc kháng viêm không. Một số các loại thuốc có thể được mua tại các quầy như ibuprofen, trong khi một số khác thì không.

- Steroid tiêm ngoài màng cứng: Tiêm steroid gây tê ngoài màng cứng có thể giảm đau khi bạn đang bị sưng. Steroid là thuốc chống viêm rất mạnh. Nếu tiêm steroid gây tê ngoài màng cứng không hữu ích, hãy kết hợp với một chương trình tập thể dục thích hợp, đôi khi có thể giảm đau rất nhiều.

- Tập thể dục: Một chương trình tập thể dục thích hợp là cần thiết trong điều trị chứng vẹo cột sống thoái hóa ở người lớn. Trong quá trình vật lý trị liệu, bác sĩ trị liệu sẽ chỉ cho bạn các bài tập để tăng cường sự dẻo dai của lưng và cơ bụng và cách thực hiện đúng các hoạt động của cuộc sống hàng ngày để giảm đau lưng.

- Hệ giằng: Niềng răng lưng kết hợp với vật lý trị liệu đôi khi có thể rất có lợi trong việc giảm đau lưng.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật nên là phương sách cuối cùng. Phẫu thuật dành cho những người đã thất bại trong các biện pháp trên hoặc cho những người đã bị thay đổi độ cong của lưng. Thường thì mục tiêu của phẫu thuật không phải là để làm cho cột sống thẳng lại, mà giữ nó không trở nên tồi tệ hơn.

Bài viết này được viết cho các mục đích tham khảo, không thể thay thế cho việc đi khám của bạn.

Tin vui cho những bệnh nhân đang mắc bệnh đau lưng. Xem bài thuốc chữa khỏi bệnh đau lưng tại đây:

http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/khoi-benh-dau-lung-nho-bai-thuoc-nam-gia-truyen/

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 6 232013
 

Ho là một phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ chất nhầy và các chất khác ra khỏi phổi và đường hô hấp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ho lại là triệu chứng của dị ứng và không sinh ra một chất nào cả. Nhưng cho dù cho các cơn ho liên quan đến ốm, cảm cúm, dị ứng hay hen suyễn thì cũng có thể gây ra các cơn đau lưng và đau ngực. Trong đó, đau lưng do bị ho có thể chia thành 2 loại chính:

dau co lung 200x300 Đau lưng khi bị ho

Đau cơ lưng

Mỗi khi cơn ho xuất hiện sẽ làm cho các cơ hô hấp và cơ hỗ trợ hô hấp bị co lại. Các cơ hô hấp có thể là cơ bụng hoặc cơ xương sườn. Cơ hỗ trợ hô hấp là các cơ nằm ở lưng và ngực.

Nếu như bạn ho liên tục và kéo dài, khả năng bạn bị căng cơ là rất lớn. Sự kéo căng liên tục làm cho cơ bị mệt mỏi, khó có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ máu và loại bỏ các chất thải không cần thiết . Mệt mỏi trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ dần dần bị nứt, tuy nhiên nó sẽ được liền lại trong vài ngày nhưng với điều kiện phải được nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu các cơn ho vẫn tiếp tục, các vết nứt sẽ tích tụ lại và dẫn tới tình trạng căng cơ trong thời gian dài.

Đau cơ do các cơn ho gây ra thường là các cơn đau nhói. Thế nhưng, cơ bắp có thể được thư giãn và phục hồi dần dần nếu không còn bị ho nữa. Vì thế, mấu chốt của vấn đề là phải làm sao giải quyết được các cơn ho. Để làm được điều này sẽ cần có sự trợ giúp của các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị tại nhà như sử dụng mật ong, sử dụng giấm táo, xông hơi…

Chườm đá là cách tốt nhất để làm giảm các cơn đau cơ do sưng tấy. Nếu như bạn không thể giải quyết được các cơn ho của mình thì bạn nên sử dụng phương pháp này đối với các vùng cơ lưng bị đau. Chỉ nên chườm trong vòng 15 phút nếu không có thể cơ sẽ bị đóng băng dẫn tới hoại tử tê cóng. Nên chườm vài lần trong ngày và mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tiếng. Trong trường hợp vẫn không có hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ.

Đau dây thần kinh và đĩa đệm

Áp suất bên trong ngực và bụng sẽ được tăng lên đáng kể mỗi khi bị ho. Điều này được gây ra bởi khi ho cơ hoành sẽ được thả lỏng trong khi các cơ xương sườn và cơ bụng co lại. Khi áp suất bên trong cơ thể được tăng lên, nó sẽ gây ra tác động ra các cấu trúc và bộ phận bao bọc bên ngoài, trong đó có cột sống.

Nếu như bạn bị thoát vị đĩa đệm hoặc lồi đĩa đệm ở vùng thắt lưng hoặc lưng trên, các cơn ho sẽ gây ra đau khủng khiếp. Thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm có thể va chạm với các dây thần kinh tủy sống gây ra cảm giác đau nhói, tê buốt hoặc đau râm ran xung quanh quãng đường đi của các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Áp lực do các cơn ho gây ra sẽ đẩy các đĩa đệm nay đã bị lồi, thoát vị càng lồi và thoát vị nặng thêm. Trong một số trường hợp, chứng ho mạn tính sẽ làm đĩa đệm bị tổn thương do các áp lực gần liên tục tác động lên cột sống. Nhưng trường hợp này rất ít khi xảy ra.

Các vấn đề về đĩa đệm được điều trị tốt nhất bằng phương pháp: giảm áp lực cột sống, nắn khớp xương hoặc phương pháp vật lý trị liệu. Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

 Trị dứt điểm bệnh đau lưng từ thảo dược tươi, xem chi tiết tại đây:

http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/khoi-benh-dau-lung-nho-bai-thuoc-nam-gia-truyen/

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)
Tháng 6 212013
 

Đau lưng khi hít thở thường là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến hệ thống cơ lưng trên. Khi đó các cơ lưng trên đặt gần sát vào phổi. Khi chúng ta hít vào, khí tràn vào phổi làm phổi nở ra, ép vào cơ ngực và cơ lưng trên làm chúng chuyển động. Nếu các cơ này bị căng quá mức thì lực ép này sẽ gây ra cảm giác đau nhói hoặc tức tối.

1 dau lung tren 300x300 Đau lưng khi hít thở

Các loại cơ lưng trên có thể gây ra đau đớn khi thở là: cơ tam giác dọc sống lưng kéo dài từ lưng giữa cho tới dưới nách, cơ thoi kéo dài từ vai cho đến ngay dưới cổ và cơ thang kéo dài từ cột sống giữa cho đến vai và cổ. Khi các cơ này bị chấn thương hoặc ở trạng thái không đúng tư thế trong một thời gian dài sẽ dẫn tới căng cơ gây ra cảm giác đau đớn khi bị phổi tác động.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau lưng trên

Các môn thể thao mạnh và đòi hỏi nhiều sức lực có thể gây ra chấn thương cho cơ lưng trên. Các cơ này được sử dụng chủ yếu để thực hiện động tác kéo và đẩy, sẽ bị căng cứng nếu như công việc bạn làm quá sức chịu đựng của chúng.

Nếu các cơ lưng trên của bạn bị chấn thương, để hạn chế tối đa các cơn đau gây ra khi hít thở, bạn phải tránh các hoạt động gây áp lực lên cơ bắp để chúng có cơ hội tự phục hồi. Một khi các cơ bắp đã hồi phục, bạn có thể tiếp tục từ từ tập luyện để phát triển chúng cho mạnh mẽ và dẻo dai hơn.

Tư thế không tốt là nguyên nhân phổ biến hơn gây ra đau lưng khi thở. Gù lưng là những ví dụ điển hình về sai tư thế làm cho cơ ngực và các cơ chữ T nằm dưới nách bị co lại dẫn tới cơ lưng trên bị uốn cong tạo thành tư thế khom vai. Các cơ này sẽ bị căng mạn tính kéo theo luôn cả cơ vai và cơ lưng. Khi cơ lưng trên bị kéo căng quá mức, nó sẽ trở nên yếu đuối.

Căng cơ sẽ gây ra đau đớn nếu như chúng ta vẫn tiếp tục cố gắng sử dụng chúng. Mỗi khi hít thở, cơ lưng sẽ di chuyển. Hành động liên tục này sẽ gây ra đau lưng trên mạn tính và được kích hoạt bằng mỗi nhịp thở.

Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn khi cơ lưng bị sưng tấy. Ban đầu, để khôi phục, các cơ lưng bị căng phải mất kha khá thời gian nhận lưu thông máu thông qua quá trình tuần hoàn. Khi các cơ bị căng này không thể thả lỏng và bị co lại, nó sẽ không có khả năng nhận các chất dinh dưỡng và oxi trong máu dẫn đến bị sưng tấy hoặc co rút. Đây là cách mà cơ thể cố gắng để chấm dứt các cơn đau và bảo vệ cơ bắp. Như chúng ta đã biết, cơ lưng trên sẽ phải di chuyển khi chúng ta hít thở, nếu chúng bị sưng, chuyển động này sẽ gây ra đau đớn dữ dội. Rủi ro bị sưng cơ trong trường hợp này thậm chí còn tăng lên nếu như chúng ta thường gù lưng hoặc khom người làm hạn chế máu lưu thông khắp cơ thể.

Biện pháp khắc phục sai tư thế

Nếu sai tư thế là nguyên nhân gây ra đau lưng, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh và cải thiện tư thế của mình. Đầu tiên, các cơ ngực bị căng phải được khôi phục trạng thái ban đầu. Điều này được thực hiện hiệu quả nhất bằng cách sử dụng các con lăn cao su trong kỹ thuật tự kéo căng và xoa bóp cân cơ. Một khi cơ ngực đã được thư giãn và thả lỏng, các cơ lưng trên sẽ có điều kiện để hồi phục dễ dàng.

Vì cơ thể bạn đã quá quen với các tư thế không tốt trước đó, việc tập luyện sẽ rất vất vả và cần có tính kiên trì. Bạn nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình như: dụng cụ hỗ trợ lưng, gối, để chân… Trong trường hợp bạn không thể tự khắc phục thì nên cần có sự trợ giúp của các chuyên gia bác sĩ hướng dẫn thực hiện.

 Tham khảo thêm phương pháp chữa đau lưng hiệu quả tại đây:

http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/khoi-benh-dau-lung-nho-bai-thuoc-nam-gia-truyen/

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 7.5/10 (2 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)
Tháng 6 132013
 

Thận là một trong những bộ phận của hệ thống bài tiết và nước tiểu của con người. Hệ thống này rất quan trọng và cần thiết có chức năng lọc và thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Một người bình thường sẽ có 2 quả thận. Vị trí của chúng nằm dọc ở hai bên trái và bên phải cột sống, ở phía sau khoang bụng và trong khoang sau màng bụng.

1 dau that lung 300x199 Đau lưng và các vấn đề về thận

Thận là một bộ phận lạnh và ẩm ướt. Khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh chúng sẽ bị căng phồng. Thận có thể có chứa vi khuẩn.

Một trong những vấn đề về thận hay bị nhầm với đau thắt lưng là viêm thận. Khi bệnh nhân bị viêm thận, sự nhiễm trùng sẽ gây ra các vấn đề về nước tiểu. Cả phụ nữ và nam giới đều sẽ bị cảm thấy đau và khó chịu tại vùng thận. Khi đi vệ sinh, nước tiểu thường có màu vàng đậm hoặc thậm chí màu đỏ do có chứa máu, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn.

Viêm thận có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ được kê theo đơn và hướng dẫn sử dụng bởi các bác sĩ. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn cần phải uống thật nhiều nước và các loại nước hoa quả, trà xanh. Các loại nước có chứa vitamin C là rất tốt vì chúng giúp loại bỏ vi khuẩn cho thận và cơ thể.

Các bệnh nhân bị sỏi thận thường nhầm tưởng rằng mình bị đau lưng. Phương pháp giảm đau nhanh nhất cho bệnh nhân sỏi thận đó là sử dụng các loại thuốc mỹ phẩm có tác dụng làm nóng lên vị trí cơ thể gây ra vấn đề. Vị trí này thông thường là vùng thắt lưng. Bôi thuốc mỹ phẩm và xoa bóp nhẹ sẽ giúp cho cơn đau dịu bớt.

Sau khi bôi và xoa bóp nhẹ với thuốc, bạn cần phải sử dụng tiếp một chiếc khăn để bao bọc, điều này sẽ giúp thuốc ngấm sâu hơn vào trong cơ thể và có tác dụng giữ ấm, loại bỏ các không khí lạnh xung quanh.

Trong trường hợp căn bệnh vẫn kéo dài không khỏi và nặng lên theo từng năm, đặc biệt là đối với phụ nữ, cần được điều trị bằng phương pháp chiếu tia lade. Đây là một phương pháp thực sự rất hiệu quả giúp chữa khỏi căn bệnh.

Các vấn đề về thận thường gây ra các triệu chứng tương tự như khi bị đau thắt lưng, cột sống, và các căn bệnh về lưng khác. Vì thế, bạn nên chẩn đoán và thực hiện các bài kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị sao cho phù hợp.

 Nguồn: http://thoaihoacotsong.vn

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: -1 (from 1 vote)
Tháng 6 122013
 

Gôn là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước phát triển. Thế nhưng, môn thể thao này lại có thể gây ra một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng đó là đau thắt lưng. Những người chơi gôn vừa có nguy cơ bị đau lưng cấp tính lẫn nguy cơ đau lưng mạn tính.

1 chua dau lung 246x300 Bí quyết giảm đau lưng cho người chơi gôn

Chơi gôn có thể gây ra hai vấn đề về lưng chủ yếu là căng cơ và rách đĩa đệm. Trong đó, căng cơ là vấn đề phổ biến nhất gây ra bởi động tác vặn mình khi đánh gôn. Đối với những người chơi gôn ở độ tuổi từ 30 đến 40 thì thoái hóa đĩa đệm và lệch đốt sống lưng lại là các vấn đề phổ biến hơn. Thoái hóa đĩa đệm là vấn đề không chỉ những người lớn tuổi mà ngay cả những thanh niên trẻ tuổi cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vì thế, chơi gôn sẽ làm cho vấn đề còn nghiêm trọng hơn nếu người chơi đã bị thoái hóa đĩa đệm từ trước đó.

Đốt sống thắt lưng cuối cùng (L5) và đốt sống xương cùng đầu tiên (S1) là những đốt sống dễ bị ảnh hưởng nhất khi chơi gôn vì các đốt sống này giúp cho cột sống xoay, trong khi các đốt sống khác chỉ có chức uốn cong. Hành động đánh gôn khiến cho đốt sống L5 và S1 phải quay liên tục, dẫn đến hậu quả là bị lồi hoặc thoát vị. Tình trạng còn này là nguyên nhân của các vấn đề về dây thần kinh như “đau dây thần kinh tọa”.

Sau đây là những phương pháp giúp bạn đối phó với các vấn đề về lưng khi chơi gôn:

Khởi động

Là một trong những cách tốt nhất để tránh bị căng cơ khi chơi gôn. Nhiều người cứ nghĩ rằng, chơi gôn là một môn thể thao không đòi hỏi nhiều sức lực nên không cần phải khởi động. Điều này hoàn toàn sai lầm, nếu cơ bắp không được khởi động, những cú đánh gôn đột ngột sẽ làm xé cơ và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những cú đánh sau đó và gây ra căng cơ. Ngoài ra, khởi động nhẹ sẽ làm cho máu được lưu thông đến lưng nhiều hơn, giúp thả lỏng và thư giãn cơ trước khi bắt đầu cuộc chơi.

Thường xuyên kéo giãn

Hành động kéo giãn sẽ giúp cho các cơ và khớp xương luôn được dẻo dai, linh hoạt. Kéo dãn giúp đưa máu, oxi và các chất dinh dưỡng đến cơ bắp, loại bỏ các các thải không cần thiết. Ngoài ra, các khớp xương cũng được duy trì khả năng lưu động. Đối với những người chơi gôn, kéo giãn nhẹ là một điều rất nên làm trước và sau khi chơi, kể cả phần cơ hông và cơ gân kheo. Cơ gân kheo gắn liền với hông và cơ hông lại kết nối với cột sống thắt lưng. Nếu nhưng cơ hông bị co lại nó sẽ thay thế vị trí của khung xương chậu và gây ra khả năng bị căng cơ là rất cao. Căng cơ hông có thể dẫn đến lệch cột sống vì khi đó nó sẽ thay thế vị trí của khung xương chậu làm gây ra các vấn đề về đĩa đệm.

Tư thế chính xác

Cũng giống như tất cả các môn thể thao khác, chơi gôn cũng đòi hỏi phải đúng tư thế và kỹ thuật để tránh bị chấn thương. Cơ, khớp xương, đĩa đệm có thể bị phá hỏng nếu tư thế không được thực hiện chính xác. Vì thế việc làm quen với các tư thế đánh gôn êm và nhẹ nhàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi có sự thay đổi về các đánh gôn nào, tốt nhất bạn nên hỏi các chuyên gia hoặc huấn luyện viên.

 Nguồn: http://thoaihoacotsong.vn

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 5.0/10 (2 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)