Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và bài thuốc trị dứt điểm

Gai cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến chỉ đứng sau thoái hóa và thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, qua đó áp dụng các cách chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Gai cột sống là gì?

Theo bác sĩ Randell DuPraw – Chuyên gia nắn chỉnh thần kinh cột sống tại Maple Healthcare cho biết, thuật ngữ “gai cột sống” có thể gợi đến hình ảnh các gai tỏa ra, chính là những mảng xương nhô ra dọc theo rìa các đốt xương sống.

Hình ảnh bệnh gai cột sống

Hình ảnh bệnh gai cột sống

Thực tế, khi con người càng về già, đĩa đệm sẽ bị mòn và xẹp dần. Ngoài ra, gai cột sống chính là mô phỏng tình trạng dây chằng cố định xương sống cũng trở nên lỏng lẻo, hai đốt sống liền kề cọ xát vào nhau, theo thời gian sẽ tạo thành gai xương.

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng đau nhức cũng chưa rõ ràng, bởi vậy người bệnh hầu như thường không biết mình bị bệnh. Tưởng chừng đây là căn bệnh vô hại, không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Tuy nhiên, khi gai lớn dần lên theo thời gian sẽ chèn ép vào các tuỷ sống và dây thần kinh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh.

Ở mỗi bệnh nhân gai cột sống sẽ có những triệu chứng đau khác nhau, đây là căn bệnh tập trung ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Ví dụ, khi các gai xương mọc ở vùng thắt lưng, ngoài phải đối mặt với những cơn đau nhức bệnh nhân có thể không đi lại hoặc vận động được.

Trường hợp gai xương xuất hiện ở vùng cổ, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau, tê nhức từ vùng cổ lan xuống hai cánh tay và ngón tay. Đặc biệt hơn, gai xương xuất hiện không chỉ gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh mà nó còn để lại những di chứng đến với hệ thần kinh.

Gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh sẽ gây gián đoạn quá trình truyền dẫn thông tin cũng như hạn chế chức năng của các cơ quan mà dây thần kinh đó chi phối. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề như đau dây thần kinh toạ, rối loạn chức năng tiểu tiện.



 

Gai cột sống có chữa được không?

Có rất nhiều người cho rằng những bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh gai xương sống nói riêng là rất khó có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Thầy thuốc ưu tú nhà thuốc Tâm Minh Đường) đây là căn bệnh có thể điều trị được dứt điểm hoàn toàn.

Theo bác sĩ Vưỡng, gai cột sống hay gai xương hình thành do sự dư thừa và lắng đọng canxi là chủ yếu, chính vì vậy giải quyết được nguyên nhân gây bệnh này đã là một liều thuốc hiệu quả. Bên cạnh đó, áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc Nam, phẫu thuật, laser,… kết hợp song song thì bệnh có thể chữa khỏi được 100 %.

Triệu chứng gai cột sống

Đa số các bệnh nhân khi mới xuất hiện gai xương đều không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi gai cọ xát với xương hoặc dây chằng, rễ thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.

  • Đau thắt lưng: Cột sống thắt lưng là nơi dễ bị gai cột sống nhất. Khi gai xương bắt đầu mọc dài ra, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ ràng được cơn đau ở vùng lưng. Đầu tiên, các dấu hiệu đơn giản chỉ là đơ, cứng và mỏi cột sống lưng. Lâu dần, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau thần kinh tọa khi đứng hoặc di chuyển và có thể lan xuống chân.
  • Mất cân bằng: Cơn đau xuất hiện sẽ khiến người bệnh có xu hướng lười vận động, dẫn đến khí huyết không được lưu thông, điều này lâu dần sẽ khiến mức độ đau càng trầm trọng hơn. Dấu hiệu đau và mất cân bằng sẽ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi, bởi khi đó cơ thể sẽ được giải phóng.
  • Mất cảm giác chi dưới: Khi bị gai cột sống, cơ bắp sẽ trở lên yếu dần, nhất là ở vùng chân, tay và cổ. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, rễ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, khiến hai bàn chân tê bì, mất cảm giác, thậm chí là không đi lại được.
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Đây là giai đoạn nặng nhất của căn bệnh này. Khi đó, người bệnh sẽ không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiểu tiện.
  • Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, thậm chí tàn phế là những biến chứng mà người gai cột sống phải đối mặt.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài việc mất kiểm soát đại tiểu tiện, người bệnh còn có những biểu hiện khác liên quan đến thần kinh thực vật như tăng tiết mồ hôi, rối loạn phản xạ, hạ huyết áp,…
  • Một số triệu chứng của bệnh gai cột sống khác: Bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, buồn nôn, sụt cân,…

Nguyên nhân gai cột sống

Theo các chuyên gia xương khớp, tình trạng xuất hiện các gai xương có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó sẽ có một số nguyên nhân gây bệnh điển hình.

Bệnh gai cột sống có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Bệnh gai cột sống có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp gây kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới việc xương thừa làm cho bề mặt xương nhô ra và hình thành gai.
  • Nguyên nhân do lắng đọng canxi: Đĩa đệm cột sống khi bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng tại các đốt sống bị chùng giãn gây ra những chuyển động khớp. Lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng bị dầy lên để có đủ sức giữ vững cột sống.
  • Do chấn thương: Gai cột sống là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi bị gặp chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép.
  • Nguyên nhân do thoái hóa cột sống: Là nguyên nhân chủ yếu gây ra gai cột sống. Sự biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển. Muốn loại bỏ gai xương, bệnh nhân nhất thiết phải giải quyết và kiểm soát được tình trạng thoái hóa.

Chẩn đoán và phân loại gai cột sống

  • Chẩn đoán bệnh
  1. Xét nghiệm điện học: Mục đích của phương pháp chẩn đoán gai cột sống bằng điện học là đó là gửi tín hiệu thần kinh về não hay các cơ quan liên quan như tay, chân, từ đó xác định được cụ thể mức độ chấn thương dây thần kinh cột sống, cũng như loại trừ các nguyên nhân khác.
  2. Chẩn đoán gai cột sống bằng chụp X-quang: Giúp xác định vị trí, mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mức độ thay đổi của khớp và sự hình thành gai xương.
  3. Xét nghiệm máu: Giúp loại trừ đau cột sống do các nguyên nhân khác.
  4. Chẩn đoán bằng chụp cộng hưởng từ (MRI): Xác định đĩa sụn có tổn thương không cũng như thần kinh cột sống có bị chèn ép không.
  5. Chẩn đoán gai cột sống bằng chụp ST scan: Cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi của cấu trúc xương sống và mức độ chèn ép thần kinh.
  • Phân loại bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống có thể xảy ra ở cột sống cổ và lưng

Bệnh gai cột sống có thể xảy ra ở cột sống cổ và lưng

  1. Gai cột sống cổ: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có những triệu chứng rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua phim x-quang với các biểu hiện như: Chiều cao đĩa đệm giảm, xuất hiện những mẩu xương bị mọc ra, đốt sống mọc gai trắng và bị xơ cứng.
  2. Gai cột sống thắt lưng: Theo các chuyên gia đánh giá, thắt lưng là vị trí dễ bị thoái hóa nhất, bởi tại đây phải chịu nhiều áp lực từ trong lượng cơ thể. Bởi vậy, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi chuyển động, cơ thể uốn cong, nâng người đều cảm thấy mức độ đau ngày một rõ rệt. Khi gai xương phát triển sẽ gây tê và ngứa ran ở vùng mông, chân, bàn chân.

Cách phòng ngừa gai cột sống

  • Để ngăn ngừa tình trạng gai đốt sống, chúng ta cần phải chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách luôn giữ cho cột sống ở tư thế tốt nhất. Cụ thể là không ngồi quá lâu hoặc sai tư thế. Chẳng hạn, trong lúc ngồi làm việc với máy tính, không gập cổ hoặc gù lưng quá mức.
  • Phòng tránh gai cột sống bằng cách kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống.
  • Mọi người nên hạn chế khuân vác nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá banh,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng với những bệnh nhân gai cột sống, nhất là các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Hơn nữa, cũng nên bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Để phòng ngừa các cơn đau xuất hiện, khi đi ngủ, mọi người nên sử dụng các loại nệm mềm mại, không nên dùng loại nệm quá cứng, cũng như là nằm ở tư thế không thoải mái.

Cách chữa bệnh gai cột sống đơn giản

  • Sử dụng một số nhóm thuốc giảm đau tân dược

Đây được xem là phương pháp điều trị bảo tồn đầu tiên được bệnh nhân gai cột sống nghĩ tới. Với những triệu chứng như đau nhức, tê bì chân tay,… thì việc sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ mang đến hiệu quả khả quan.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Có thể kể tới một số loại thuốc chữa gai cột sống được bác sĩ khuyên dùng như: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B. Tuy nhiên, để sử dụng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn cũng như là chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau để chữa bệnh gai cột sống cấp tính

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau để chữa bệnh gai cột sống cấp tính

  • Giải pháp phục hồi chức năng

Tập luyện chính là cách chữa gai cột sống an toàn mà hiệu quả, giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh mạch và giảm đau hiệu quả. Ngoài tập luyện, người bệnh còn có thể áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu để cải thiện hiệu quả chữa bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu bệnh nhân bị gai cột sống chữa bệnh sớm bằng phương pháp vật lý trị liệu thì bệnh sẽ nhanh khỏi và ngăn ngừa khả năng tái phát. Vật lý trị liệu không chỉ làm tăng khả năng phục hồi cột sống mà hạn chế mức tối đa những biến chứng nguy hiểm do thuốc tây gây ra.

Một số phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân được phải kể đến như: Kéo giãn cột sống, sóng ngắn, siêu âm, vận động trị liệu,…

  • Cách chữa gai cột sống bằng Đông y
  1. Sử dụng hạt đười ươi: Theo đông y, hạt đười ươi có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng đào thải độc tố, làm lành vết thương, đặc biệt mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa trị gai đốt sống. Cách dùng: Hạt đười ươi bỏ vỏ, lấy cùi pha với nước đường. Áp dụng liên tục trong 2-3 tuần, cơn đau sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
  2. Chữa gai cột sống bằng ngải cứu: Theo nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các giáo sư trường Đại học khoa học tự nhiên TP.HCM, trong ngải cứu chứa nhiều Jaceosidin. Đây là hoạt chất có dược tính mạnh mang lại tác dụng giảm đau, ngăn ngừa lão hóa vượt trội. Cách dùng: 500g ngải cứu rửa sạch, sau đó giã nát, vắt lấy nước, trộn thêm mật ong để uống. Sử dụng trong khoảng 10 ngày sẽ cảm thấy cơn đau được thuyên giảm.
  3. Bài thuốc chữa gai cột sống từ đu đủ xanh: Lương y Bùi Hồng Minh – Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho biết: Trong đu đủ xanh có chứa hoạt chất papain. Đây là chất có tác dụng làm mềm cơ và giảm tê bì hiệu quả. Cách dùng: Đu đủ xanh rửa sạch cắt phần đầu, đổ rượu khoảng 2/3 quả rồi đậy nắp lại, đem hấp cách thủy. Phần nước thu được đem thoa trực tiếp lên vị trí đâu. Áp dụng trong 1 tuần liên tiếp để thấy chuyển biến rõ rệt.

Bài thuốc trị gai cột sống dứt điểm không tái phát đơn giản

Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã giới thiệu một bài thuốc chữa gai cột sống toàn diện, khoa học và bài bản tốt nhất hiện nay với tên gọi An Cốt Nam. Đây cũng là bài thuốc được giới thiệu trong bản tin trưa của đài truyền hình HTV9 vào ngày 22/05/2019.

An Cốt Nam được chia sẻ trên VTV2

An Cốt Nam được chia sẻ trên VTV2

Trong buổi tọa đàm về sức khỏe, bác sĩ Toàn đặc biệt đánh giá cao phác đồ KIỀNG 3 CHÂN độc nhất của An Cốt Nam. Phác đồ bao gồm: 10 ngày uống thuốc, 10 ngày dán cao và thực hiện bài tập chuyên biệt kết hợp vật lý trị liệu.

  • Bài thuốc uống dạng sắc sẵn là sự kết hợp của các loại thảo dược tươi quý hiếm chữa bệnh gai cột sống (Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo….) được bào chế với công thức bí truyền không thể tiết lộ. Các hoạt chất của thuốc không chỉ giúp đào thải độc tố, tiêu viêm, bào mòn gai xương mà còn ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa – nguyên chất chính khiến bệnh tái đi tái lại.
Ưu điểm của An Cốt Nam

Ưu điểm của An Cốt Nam

  • Bên cạnh đó, 10 ngày dán cao (thành phần: Địa liền, quế chi..) sẽ giúp dược chất thẩm thấu sâu hơn vào cấu trúc xương khớp giúp giảm đau nhanh, định vị điểm đau, nâng cao hiệu quả chữa bệnh gai cột sống của thuốc uống, đề phòng tái phát.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ở xa sẽ được tặng kèm đĩa VCD bài tập tại nhà, người bệnh ở TP Hà Nội và TPHCM có thể đến nhà thuốc thực hiện 5 bước vật lý trị liệu MIỄN PHÍ, bao gồm: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, lồng xông ngải, giác hơi, kéo giãn cột sống… 

Bài thuốc chữa gai cột sống được Thạc sĩ – Bác sĩ viện 108 giới thiệu!

Liên hệ ngay!

An Cốt Nam là bài thuốc hiếm hoi cho hiệu quả tốt với cả những bệnh nhân nặng và nhẹ kèm thoái hóa thoát vị hoặc từng dùng nhiều biện pháp không khỏi. Xem chi tiết:

Chữa bệnh gai cột sống bằng An Cốt Nam bao lâu thì hiệu quả?

  • 3-5 ngày đầu triệu chứng có thể thuyên giảm hoặc đau tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy thuốc bắt đầu có tác dụng.
  • 7-10 ngày tiếp, kinh mạch lưu thông, phá vỡ sự lắng đọng canxi, tái tạo cấu trúc xương.
  • Hết liệu trình 20 ngày, 80% bệnh nhân dứt điểm triệu chứng bệnh gai cột sống, vận động bình thường, thoái hóa được đẩy lùi.

Bạn định để gai cột sống hành hạ đến bao giờ?

Chữa sớm khỏi nhanh!

Để đáp ứng nhu cầu của độc giả chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Thống kê và nghiên cứu về bệnh gai cột sống

Hội chứng gai cột sống thường gặp chủ yếu ở độ tuổi từ 20-60. Theo thống kê của WHO, cứ 10 người thì có ít nhất 8 người từng bị đau thắt lưng do xuất hiện gai xương. Ở nước ta, tỷ lệ người mắc gai cột sống chiếm khoảng 2% dân số cả nước, người ở độ tuổi trên 60 chiếm 17%.

“Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp từ trường kết hợp với điện châm chữa bệnh gai cột sống thắt lưng.”

Công trình nghiên cứu này được thực hiện một nhóm các Giáo sư, bác sĩ tại Khoa y – dược, bệnh viện Châm Cứu Trung ương. Để thực hiện cuộc đánh giá này, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trong 60 bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên được chẩn đoán đau do gai cột sống thắt lưng theo tiêu chuẩn của y học hiện đại được điều trị nội trú tại Bệnh Viện Châm cứu Trung ương.

  • Nhóm I (Nhóm nghiên cứu): Được chữa gai cột sống bằng phương pháp điện châm kết hợp với từ trường.
  • Nhóm II (Nhóm đối chứng): Được điều trị đơn thuần bằng phương pháp điện châm

Kết quả chữa bệnh bệnh gai cột sống sau 7 ngày cho thấy, ở nhóm I có tới 86,67% bệnh nhân ở mức không đau, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm II là 63,33%. Các hoạt động chức năng sinh hoạt đạt 90%, độ giãn cột sống thắt lưng đạt 86,67%, tình trạng hết co cơ cạnh sống lưng đạt 100%. Từ đó nhóm nghiên cứu đi đến kết luận, phương pháp chữa bệnh bằng Từ Trường kết hợp với điện châm là biện pháp an toàn.

Một số tài liệu tham khảo về bệnh gai cột sống

  • [1] Nghiêm Hữu Thành (2007), “Những cơ sở khoa học của điện châm – bấm huyệt – tắm thuốc trong điều trị đau cột sống cổ và CSTL”, Kỷ yếu Hội thảo Điều trị đau cột sống cổ và CSTL, những tiến bộ khoa học hiện đại và châm cứu.
  • [2] Nguyễn Khắc Ninh (2008), Đánh giá tác động điều trị đau bằng điện châm, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội,
  • [3] Huỳnh Ngọc Hồng (2001), “Ứng dụng laser – điện từ trường điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống”, Tạp chí Thông tin y học cổ truyền.
  • [4] Đoàn Hải Nam (2003), Đánh giá tác dụng của điện châm huyệt Ủy trung và Giáp tích thắt lưng (L1-L5) trong chữa gai cột sống và chứng yêu thống thể hàn thấp, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

6 Comments

  1. 1 liệu trình dùng thuốc như vậy hết bao nhiêu tiền ạ. Khi tôi có nhu cầu mua thuốc có chuyển phát qua đường bưu dfc ko ạ

    • Chào bạn ! Bạn vui lòng liên hệ với hotline của nhà thuốc để được tư vấn
      Hà Nội: 138 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Hotline: 0983 34 0246
      TP Hồ Chí Minh: Số 325/19 – Đường Bạch Đằng – Phường 15 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM Hotline: 0903 876 437
      Nếu bạn ở xa có thể gửi kết quả thăm khám trước cho nhà thuốc, sau đó nhà thuốc sẽ chuyển phát nhanh hoặc chuyển theo xe khách cho bạn.
      Chúc bạn mau khỏe !

  2. Gai cột sống lưng tối ngủ giữa khuya đau thức dậy cũng đau đã 4 năm mình nên ăn kiêng và lànm gì để bệnh nhẹ hơn

  3. Toi đau ngang thac lung thuong luc sang khi thuc day ‘ sau đo van đong mot luc roi het đau. Xin hoi toi co phai mac benh gai cot song khong. Xin cam on.

    • Nguy cơ rất cao là bạn đi gai cột sống. Bạn vui lòng liên hệ qua nhà thuốc để được tư vấn ạ
      Hà Nội: 138 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Hotline: 0983 34 0246
      TP Hồ Chí Minh: Số 325/19 – Đường Bạch Đằng – Phường 15 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM Hotline: 0903 876 437
      Nếu bạn ở xa có thể gửi kết quả thăm khám trước cho nhà thuốc, sau đó nhà thuốc sẽ chuyển phát nhanh hoặc chuyển theo xe khách cho bạn.
      Chúc bạn mau khỏe !

Your Comment