Biểu hiện và cách chữa căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh có sự ảnh hưởng và tác động đến xương khớp và sức khỏe nhiều nhất. Căn bệnh có thể gây ra nhiều di chứng đáng sợ để lại về sau mà nếu không can thiệp thì cũng “vô phương cứu chữa” Vậy bệnh viêm đa khớp là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung ngày hôm nay.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì ?

Viêm đa khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn và mãn tính. Theo số liệu thống kê mới nhất đã chỉ ra rằng, chiếm 70 đến 80% người bị viêm đa khớp dạng thấp là phụ nữ, trong số đó người trên 30 tuổi chiếm từ 60 đến 70%. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tốt nhất bạn nên đề phòng trước khi nó tìm đến bạn

Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp

Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đó là các khớp ương bị tổn thương gây ra viêm màng hoạt dịch, sụn khớp bị phá hủy, phần xương ở dưới sụn bị bào mòn khiến cho các khớp bị hủy hoại mất dần khả năng vận động. Phần lớn người bị viêm đa khớp dạng thấp thường khởi phát khá âm thầm, sau đó tăng dần lên theo thời gian. Những triệu chứng cấp tính xuất hiện khá đột ngột và chiếm khoảng 15%.

Nguyên nhân bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus bằng cách tạo ra chứng viêm và gửi đến khớp gây sưng khớp và đau khớp. Tình trạng viêm kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều khớp hơn gây ra viêm khớp dạng thấp.

Ngoài tác nhân khởi phát trên thì còn một số nguyên nhân khác như yếu tố cơ địa, tuổi tác, giới tính, di truyền… cùng các yếu tố thuận lợi như chấn thương, bệnh tật, môi trường, thời tiết, sinh nở…

Phụ nữ có nguy mắc bệnh nhiều hơn nam giới

Phụ nữ có nguy mắc bệnh nhiều hơn nam giới

triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường có triệu chứng phong phú, đa dạng gồm có những triệu chứng toàn thân, ngoài khớp; giai đoạn khởi phát và toàn phát.  Tóm lược lại có thể kể đến một số triệu chứng như sau:

Dấu hiệu ở Giai đoạn khởi phát

Mệt mỏi

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường trước khi các dấu hiệu khác xuất hiện rõ ràng. Mệt mỏi sẽ xuất hiện trước hoặc sau các triệu chứng đó vài tuần hoặc cả tháng. Nó làm phiền bạn ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác mà không khỏi. Thường thì chỉ khoảng 10 – 15% bệnh nhân mới không cảm thấy mệt mỏi trước khi cơn đau khớp cấp tín xuất hiện đột ngột và chuyển qua giai đoạn toàn phát, số còn lại đều trải qua giai đoạn khởi phát từ từ này. Ngoài mệt mỏi, người bệnh còn cảm thấy tê các đầu chi, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, sốt nhẹ, thậm chí trầm cảm.

Mệt mỏi là một dấu hiệu của viêm đa khớp dạng thấp

Mệt mỏi là một dấu hiệu của viêm đa khớp dạng thấp

Triệu chứng sốt cao ở người viêm đa khớp dạng thấp

Như đã nói ở trên, trong giai đoạn khởi phát thì sốt cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho việc bạn đã bị viêm đa khớp dạng thấp. Nhưng bạn nhớ nhé, dạng sốt của bệnh này khá nhẹ, chỉ dưới 38 độ C, còn trường hợp bạn bị sốt cao hơn 38 độ, thậm chí 39 – 40 độ thì đó lại là triệu chứng của một căn bệnh khác rồi.

Ngoài ra trong những giai đoạn ban đầu của bệnh, bạn còn có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác khó chịu
  • Khô miệng
  • Khô, ngứa, hoặc viêm mắt
  • Khó ngủ
  • Đau ngực khi bạn thở (viêm màng phổi)
  • Ăn không ngon
  • Giảm cân
  • Toàn thân bị đau nhức
  • Không muốn làm bất cứ thứ gì

Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp  ở Giai đoạn toàn phát

Độ cứng khớp ban đầu

Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng chính là một triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Nếu thời gian cứng khớp kéo dài trong vài phút thì thường là báo hiệu cho tình trạng thoái hóa của viêm khớp. Nếu bạn phải xoa bóp các khớp 15 – 20p thậm chí cả tiếng đồng hồ thì thực sự đây chính là triệu chứng điển hình của viêm đa khớp dạng thấp. Cứng khớp cũng có thể xảy ra cả khi bạn không hoạt động khớp trong thời gian ngắn như ngủ trưa hoặc ngồi. Thông thường, độ cứng bắt đầu ở các khớp bàn tay và có thể lan tỏa sang nhiều khớp khác.

Dấu hiệu đau khớp

Độ cứng của khớp thường đi kèm với sự khó chịu và đau đớn kể cả lúc bạn di chuyển hoặc nghỉ ngơi. Trong giai đoạn đầu, vị trí đau khớp phổ biến nhất là ngón tay và cổ tay, nặng hơn là cả đầu gối, bàn chân, mắt các chân hoặc vai.

Cứng khớp, sưng khớp, viêm khớp

Cứng khớp, sưng khớp, viêm khớp

Triệu chứng sưng khớp nhẹ

Sưng khớp nhẹ thường xuất hiện khá sớm, khiến khớp của bạn to hơn bình thường. Bạn có thể cảm nhận khớp này ấm lên bởi hiện tượng sưng. Sự bùng phát này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và tăng theo thời gian. Sưng nóng khớp sẽ xảy ra ở một hoặc nhiều vùng khớp khác nhau.

Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp là tê và ngứa ran

Sự viêm dây chằng có thể tạo áp lực lên dây thần kinh của bạn. Điều này rất dễ gây ra tình trạng ngứa ran và tê liệt hoặc cảm giác nóng bừng cổ tay, gọi chung là hội chứng ống cổ tay. Các khớp của bàn tay hoặc bàn chân thận chí còn có thể phát ra tiếng rắc rắc, lạo xạo khi bạn di chuyển vậy.

Giảm phạm vi chuyển động

Viêm ở khớp của bạn có thể khiến gân và dây chằng trở nên biến dạng hoặc không ổn định. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có khả năng bạn sẽ không uốn cong hoặc làm một số động tác khó đối với khớp. Phạm vi chuyển động của khớp bị thu hẹp và giảm đi đáng kể, nhất là khi có cơn đau đi kèm. Cách tốt nhất để hạn chế và khắc phục tình trạng này là thường xuyên tập luyện khớp chân tay nhẹ nhàng.

Ngoài ra, bệnh nhân còn phải đối mặt với một số triệu chứng cận khớp như xuất hiện các hạt nhỏ dưới da, nổi gò lên mặt da, sờ rắn nhưng không đau; lỏng lẻo khớp, viêm gan, bao gân quanh khớp, ban đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay, teo cơ rõ rệt…

 

Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Để điều trị viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh cần phải áp dụng nguyên tắc điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì và lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi thật sát seo tình trạng bệnh của mình để ngăn chặn những biến chứng. Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc kết hợp với chỉnh hình, vật lý trị liệu.

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc tây

Cũng tùy vào mức độ viêm đa khớp dạng thấp của từng bệnh nhân sẽ có loại thuốc điều trị sao cho phù hợp nhất.

thuốc tây trị viêm đa khớp dạng thấp

thuốc tây trị viêm đa khớp dạng thấp

  • Giai đoạn nhẹ, số lượng khớp xương bị viêm còn ít, người bệnh vẫn có khả năng vận động được thì có thể sử dụng thuốc giảm đau như choloroquine, Aspirin…
  • Giai đoạn khớp xương bị viêm nhiều hơn, vận động gặp khó khăn. Ngoài sử dụng những loại thuốc ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cần phải kết hợp thêm một số loại thuốc khác như thuốc chứa corticoid liều trung bình, thuốc chống viêm nonsteroid.
  • Giai đoạn bệnh đã nặng, khả năng vận động bị mất dần đi. Người bệnh cần phải sử dụng thuốc D – Penicilamin, Cyclophosphamide, corticoid liều cao…

Những loại thuốc này đều là thuốc có tác dụng trong việc kháng viêm, giảm đau nhanh. Nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, hết thuốc bệnh sẽ đau trở lại. Nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã bị loãng xương, teo cơ, béo phì, giòn xương… vì thế bạn cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Thực phẩm chức năng

Những loại thực phẩm chức năng để điều trị viêm đa khớp dạng thấp đều có nguồn gốc chính từ đông dược. Đang có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp này vì nó an toàn hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, hoặc sử dụng phối hợp với những loại thuốc khác vì hiệu quả không được cao.

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng đông y

Thuốc đông y chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Đông Y điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Trong y học cổ truyền quan niệm, viêm đa khớp dạng thấp là một chứng thuộc Tỳ. Khi tỳ bị bế tắc sẽ khiến cho chất không được lưu thông. Tỳ thường sử dụng để diễn tả triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp gồm có tê mỏi, sưng buốt, nhức, đau… các khớp xương và da thịt.

Việc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng y học cổ truyền thường đề cao việc chữa trị ngọn nguồn gốc rễ gây ra bệnh. Ngoài ra, những vị thuốc được kết hợp với nhau còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao vệ khí, bồi bổ ngũ tạng, khí huyết để cơ thể có thể ngăn chặn những tác nhân chính gây ra bệnh. Đây được coi là một trong những phương pháp đem tới hiệu quả bất ngờ trong việc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bởi lẽ toàn bộ nguyên liệu đều được lấy từ tự nhiên, rất lành tính, không gây tác dụng phụ tới người bệnh. Và một trong những bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất chính là AN CỐT NAM.

thuốc an cốt nam

AN CỐT NAM – KHẮC TINH CỦA VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

An Cốt Nam là bài thuốc Đông Y được thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Với nguyên tắc điều trị: tiêu viêm, tăng tiết dịch khớp, phục hồi và tăng cương chất dinh dưỡng cho các ổ khớp, An Cốt Nam nổi bật như một vị cứu tinh của hệ xương khớp.

an cốt nam

Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, các lương y Tâm Minh Đường đã quyết định đưa ra một phác đồ điều trị kiềng 3 chân: uống thuốc – dán cao – tập luyện nhằm tăng hiệu quả đồng thời rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Bài thuốc uống

Bao gồm các dược liệu: Bí Kỳ Nam, Hương Nhu Tía, Sâm Ngọc Linh, Trư Lũng Thảo, Nhũ Hương, Thiên Niên Kiện… dạng túi sắc sẵn. Người bệnh bảo quản thuốc trong ngăn mát, khi dùng đem ra hâm nóng là được.

Tác dụng: trừ thấp, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tỳ, ích khí, điều trị viêm đa khớp, bô huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề…

Bài thuốc uống

Bài thuốc uống

Cao dán

Gồm các thành phần: Đại Hồi, Quế Chi, Địa Liền, Đại Hoàng… dạng cao dán. Người bệnh chỉ cần bóc lớp bên ngoài rồi dán vào vùng khớp bị đau.

Tác dụng: thanh nhiệt tà, giảm đau, thông kinh lạc, sơ phong, hóa thấp, giải độc, mạnh gân cốt… Cao dán sẽ thẩm thấu vào khớp giúp giảm đau, đánh tan các vùng bị viêm, giảm triệu chứng đau cứng, nóng khớp nhanh chóng.

Chế độ tập luyện

  • Bên cạnh việc kết hợp bài thuốc uống và bài thuốc đắp An Cốt Nam trị viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh còn được thực hiện MIỄN PHÍ các bài tập vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt từ đó thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, đem lại hiệu quả tốt hơn.

  1. Lời khuyên của bác sĩ

Trong quá trình điều trị, bài thuốc An Cốt Nam sẽ mang lại kết quả khả quan hơn khi bạn thực hiện theo một vài chú ý trong lối sống hàng ngày sau đây:

  • Điều quan trọng là phải vận động cơ thể hầu hết thời gian, nhưng không quá mạnh tránh đưa các triệu chứng của bệnh bùng phát. Nhìn chung, việc nghỉ ngơi là vô cùng hữu ích khi khớp bị viêm, hoặc khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Vào những thời điểm này, hãy thực hiện các bài tập nhẹ nhàng nhẹ nhàng, như kéo dài ngón tay, ngón chân… Điều này sẽ giữ cho khớp mềm.
  • Khi đã cảm thấy tốt hơn, bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp được khuyến khích thực hiện bài tập phù hợp cho người bị bệnh xương khớp, chẳng hạn như đi bộ và các bài tập để tăng cường cơ bắp, bơi lội, dưỡng sinh, yoga… Điều này sẽ cải thiện sức khoẻ tổng thể và giảm áp lực lên khớp của bạn. Nếu không tự tin, bạn có thể nhờ một người huấn luyện viên hoặc bác sĩ trị liệu hướng dẫn riêng cho mình.
  • Dân công sở lười vận động, ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Vì thế, thay vì ngồi ì bên bàn máy tính, hãy đứng dậy thư giãn khoảng 1 tiếng một lần, mỗi lần 5 phút là đủ. Những người làm công việc khác cũng chú ý hạn chế vận động quá mạnh, quá nặng nhọc.
  • Được chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp có thể tạo cho bạn một cảm giác bất an. Nó sẽ gây ra sự đau đớn, lo lắng và đôi khi cảm giác cô lập, trầm cảm. Thảo luận những cảm giác bình thường này với các nhà bác sĩ hoặc chuyên gia của bạn. Họ có thể cung cấp thông tin và lời khuyên hữu ích.

Author: Hoang Lan Huong

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

Twitter Facebook Google+ Linkedin

  • Facebook
  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Bơi lội rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nên bơi không ? Cố vấn từ các chuyên gia
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe đạp? 3 lợi ích và 3 lưu ý cần biết
Thoát vị đĩa đệm nên nằm đệm gì?
Thoát vị đĩa đệm nằm đệm gì là tốt nhất? Tư thế nằm đúng cách