Xuất huyết dạ dày là gì, nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Xuất huyết dạ dày hay xuất huyết bao tử xảy ra bởi các biến chứng của tổn thương dạ dày, trong đó chủ yếu do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Đây một trong số căn bệnh có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Bởi vậy, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để có cách điều trị và phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.

Xuất huyết dạ dày là gì, có nguy hiểm không ?

Bệnh xuất huyết dạ dày hay còn có tên gọi khác là chảy máu dạ dày, đây là tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc gây kích thích ra máu. Bệnh lý này là nguyên nhân gây chủ yếu gây ra tình trạng ứ đọng làm mạch máu giãn nở và kết quả là gây viêm nhiễm dạ dày.

Hình ảnh xuất huyết dạ dày

Hình ảnh xuất huyết dạ dày

Trường hợp bệnh nhân bị mất máu ít, nếu được điều trị tích cực, cơ thể sẽ dần được bình phục. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều trong thời gian ngắn sẽ gây ra tình trạng mất máu cấp tính khiến người bệnh xuất huyết dạ dày sẽ bị chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, tay chân lạnh toát,… Nếu không được xử lý kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa.

Xuất huyết dạ dày phổ biến ở độ tuổi từ 20-50, cả nam và nữ giới đều có thể mắc phải. Tuy nhiên do nam giới sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích hơn, vì thế tỷ lệ mắc bệnh ở giới này cao hơn so với nữ giới. 

Dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

  • Đau vùng thượng vị dữ dội: Người xuất huyết dạ dày sẽ phải đối mặt với cơn đau vùng bụng có thể khiến nổi cục vùng bụng, mặt xanh tái, toát mồ hôi, thậm chí nôn ra huyết và đi ngoài thấy phân lẫn máu tươi.
  • Nôn ra máu: Đây là triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày thường thấy. Người bệnh có thể nôn ra huyết đen hoặc tươi, đôi lúc do máu ở trong khoang dạ dày khong thoát ra được trào ra ngoài nên trong cơn nôn có thể lẫn cả thức ăn.
  • Thay đổi sắc tố da: Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày diễn ra trong thời gian dài có thể khiến sắc tố da của bệnh nhân bị thay đổi. Lý do là bởi, lúc này dạ dày sẽ không thể khiến cơ thể trao đổi chất, bởi vậy bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, da dẻ tái nhợt, kém sắc.
  • Thiếu máu: Xuất huyết dạ dày gây tình trạng thiếu máu, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ không biết rằng mình đang bị mất máu, do lượng máu nhu động ruột nên không đáng kể. Ở trường hợp nặng, triệu chứng mất máu có thể đi kèm các biểu hiện như đồ mồ hôi, huyết áp giảm, khó thở, đau tức ngực,…

Bệnh nhân có những biểu hiện như trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Ở trường hợp nặng, xuất huyết dạ dày nếu không được xử lý kịp thời có thể gây thở dốc, lên cơn co giật do thiếu oxy, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Bệnh xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Bệnh xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

  • Loét dạ dày, tá tràng: Loét dạ dày, tá tràng là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết dạ dày, bệnh thường gặp ở bệnh nhân được chẩn đoán là viêm loét dạ dày, tá tràng hay có tiền sử đau vùng thượng vị. Ở trường hợp này, máu thường chảy ra dưới hình thức đi ngoài ra máu hoặc ói ra máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Bị xuất huyết dạ dày có thể do thường xuyên lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm sẽ gây ra tình trạng đông máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.
  • Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày do hội chứng Mallory Weiss: Hội chứng này xảy ra ở người bệnh có biểu hiện nôn nhiều, đặc biệt là sau khi uống đồ có cồn. Khi bị nôn quá nhiều, dẫn tới lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến chảy máu dạ dày, nôn ra máu.
  • Nguyên nhân bệnh xuất huyết dạ dày do nhiễm khuẩn HP: Nhiễm khuẩn HP là một bệnh lý nhiễm khuẩn mãn tính, xảy ra do vi khuẩn Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này thường tập trung trong lớp nhầy ở hang vị gây ra nhiều tổn thương cho dạ dày như loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
  • Tác nhân xuất huyết dạ dày do ung thư: Ung thư dạ dày là tình trạng sự bất thường đột biến của các tế bào ở dạ dày hay sự tăng sinh một cách mất kiểm soát, lấn át các mô xung quanh hay ở các hệ thống bạch huyết theo đó bộ thành bảo vệ dạ dày cũng bị hư hại nặng nề. Ngoài triệu chứng xuất huyết dạ dày, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các biểu hiện khác như chướng bụng, ợ chua, nóng ruột, đau bụng dữ dội,… 
  • Một số nguyên nhân xuất huyết dạ dày khác: Bệnh có nguy cơ mắc cao ở những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, chế độ ăn uống không khoa học, thể trạng không thoải mái, căng thẳng, stress,…

Chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày

Để xác định được chính xác nguyên nhân và tình trạng của hiện tượng xuất huyết bao tử, bác sĩ sẽ thực hiện một vài các xét nghiệm dưới đây:

Đầu tiên, cần xác định được chính xác vị trí xuất huyết trong dạ dày. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi để khai thác thông tin về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân xuất huyết dạ dày trước đây. Sau đó, bác sĩ sẽ cần kiểm tra phân để xác định máu xuất huyết trong phân. 

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp chẩn đoán này giúp xác định mức độ nguy hiểm của xuất huyết cũng như xem bệnh nhân có đang ở tình trạng thiếu máu không.
  • Nhân biết xuất huyết dạ dày thông qua rửa dạ dày: Tương tự như phương pháp trên, thủ thuật rửa dạ dày được chỉ định để xác định tình trạng chảy máu ở dạ dày là cao hay thấp.
  • Nội soi dạ dày: Mục đích của phương pháp này là nhằm tìm ra nguồn gốc nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày một cách chính xác. Để nội soi, trên đầu ống sẽ được gắn một chiếc camera nhỏ giúp quan sát được ruột già. 
  • Cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT): Dựa vào dấu hiệu chẩn đoán xuất huyết dạ dày trên hình ảnh thu được ở các thì trước tiêm, tĩnh mạch và động mạch, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được vị trí điểm chảy máu cũng như chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp x – quang baryt: Baryt là một chất cản quang giúp bác sĩ có thể nhìn rõ được đường tiêu hóa và xuất huyết dạ dày nếu có. Để thực hiện phương pháp chẩn đoán này, bệnh nhân sẽ được nuốt chất lỏng có chưa baryt hoặc đưa trực tiếp qua trực tràng.
  • Chụp mạch máu: Để có thể nhìn thấy được mạch máu trên x-quang, bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào mạch máu. Khi đi xâm nhập vào vùng xuất huyết, chất cản quang này sẽ bị chảy ra ngoài.
  • Mở bụng thăm dò: Trong trường hợp khi thực hiện tất cả các phương pháp chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày trên nhưng vẫn chưa thu được kết quả thì thủ thuật mở bụng thăm dò được thực hiện.

Cách phòng tránh xuất huyết dạ dày

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu đối với những bệnh nhân xuất huyết dạ dày, nó góp phần quan trọng trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần có một chế ăn uống khoa học.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

  1. Nên ăn những thực phẩm như mật ong, đường, bánh quy, các loại dầu làm từ thực vật,… giúp giảm acid dịch vị
  2. Phòng tránh xuất huyết dạ dày bằng các thực phẩm có tác dụng trung hòa acid dịch vị bao gồm: Trứng, các chế phẩm làm từ sữa,…
  3. Những thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc như: gạo nếp, bánh mì, khoai, bột sắn,…
  4. Đồ uống tốt cho dạ dày: nước chè loãng, nước sôi,…
  5. Thức ăn nên được chế biến ở dạng luộc, hấp, hầm,… để hạn chế sự tiết dịch vị cũng như sự co bóp quá mức của dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  6. Ngăn ngừa xuất huyết dạ dày bằng cách hạn chế ăn các loại nước sốt hay nước từ thịt tiết ra và các loại xúc xích, lạp xưởng,…
  7. Không ăn đồ ăn quá cứng, dai, có nhiều xơ sợi như thịt gân, rau sống, hoa quả có chứa nhiều chất xơ.
  8. Để tránh xuất huyết dạ dày không nên ăn những thức ăn quá chua và sống như: Dưa muối, hành muối, hoa quả chua, hay các loại gia vị như dấm, ớt, tỏi, tiêu,…
  9. Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

Thói quen sinh hoạt khoa học

  1. Để tránh bị xuất huyết dạ dày mọi người nên có thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn no quá mức. Nến chia nhỏ bữa ăn trong ngày khoảng 5 bữa thay vì 3 bữa.
  2. Thường xuyên luyện tập thể dục bằng việc chơi các bộ môn như đi bộ, yoga, đạp xe,… vừa giúp tăng cường sức khỏe mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.
  3. Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế việc căng thẳng, stress gây kích thích dạ dày.
  4. Một phương pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày đơn giản là nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  5. Ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt nên hàng đầu để phòng tránh bị nhiễm khuẩn HP
  6. Không tự ý mua hoặc lạm dụng dùng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Sử dụng thuốc Tây kiềm chế chảy máu

Các loại thuốc kháng tiết acid và trung hòa acid được sử dụng trong trường hợp này. Với thuốc trung hòa acid thì nhòm thuốc này có thành phần từ magnesium và Nhôm giúp trung hòa acid tại chỗ. Đặc biệt các chất này khi sử dụng với người xuất huyết dạ dày, máu không hấp thụ nên rất ít gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng một số nhóm thuốc tây đặc trị xuất huyết dạ dày

Sử dụng một số nhóm thuốc tây đặc trị xuất huyết dạ dày

Đối với thuốc kháng tiết acid bao gồm các nhóm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng H2: Rabeprazole 20mg, Nizatidien, Cimetidin, Lanzoprazole,…

Điều trị xuất huyết dạ dày bằng nội soi

Trường hợp người bệnh áp dụng các biện pháp rửa dạ dày, dùng thuốc mà vẫn chưa có tiến triển thì cần được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi.

Các hình thái điều trị xuất huyết dạ dày bằng nội soi như: Sử dụng đầu nhiệt, tia lazer, dùng các chất cầm máu, kim chích cầm máu, kẹp cầm máu, hoặc các loại thuốc cầu máu bao gồm: thuốc gây xơ hóa và thuốc co mạch.

Điều trị xuất huyết bao tử bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng cho một số trường hợp dưới đây:

  1. Bệnh nhân chảy máu nhiều có khả năng tử vong cao.
  2. Bệnh nhân không tìm được đủ lượng máu để truyền.
  3. Bệnh nhân xuất huyết dạ dày ra máu vừa phải nhưng trong 48h đã phải truyền hết 10 đơn vị máu.
  4. Bệnh nhân kèm theo tình trạng thủng dạ dày.

Chữa xuất huyết dạ dày bằng thuốc Nam

1. Bài thuốc từ lá lược vàng

Những giá trị mà cây lược vàng mang lại cho người bệnh xuất huyết dạ dày đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm chứng. Trong loại cây này có chứa nhiều flavonoid, steroid, khoáng tố vi lượng,… có công dụng điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa khác nhau.

Cách dùng: Người bệnh xuất huyết dạ dày lấy một nắm lá cây lược vàng rửa sạch, cắt nhỏ rồi bỏ vào bình thủy tinh. Sau đó đổ nước sôi ngập phần lá, đậy kín trong 12 giờ rồi chia thành nhiều phần uống hết trong ngày.

2. Điều trị xuất huyết dạ dày bằng lá trầu không

Trong đông y, lá trầu không có tính ấm, tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn tìm ra trong loại lá này còn chứa nhiều chất tanin, bete phenol có tác dụng làm lành tổn thương do xuất huyết dạ dày gây ra rất tốt.

Bài thuốc từ lá trầu không

Bài thuốc từ lá trầu không

Cách sử dụng: Lá trầu không rửa sạch rồi vò nát. Bỏ vào ấm rồi hãm như nước chè, uống thay nước hàng ngày. Sử dụng kiên trì khoảng 1 tháng để thấy được hiệu quả.

3. Bài thuốc trị xuất huyết dạ dày từ nghệ + mật ong

Nghệ là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Trong nghệ có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, điển hình như curcumin, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây viêm loét.

Bên cạnh đó, với sự kết hợp của mật ong có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng, chính là giải pháp hoàn hảo chữa xuất huyết dạ dày.

Cách sử dụng: Dùng bột nghệ hòa với một chút nước ấm rồi cho 1 thìa cafe mật ong là được. Uống hỗn hợp này trước khi ăn khoảng 30 phút. Hoặc người bệnh có thể trộn 2 phần bột nghệ với 1 phần mật ong rồi vo viên, bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng cho tiện lợi.

4. Bài thuốc nam từ cây lá mơ

Từ xa xưa, lá mơ đã được các lương y sử dụng làm nguyên liệu để bào chế các bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày. Điều đặc biệt, lá mơ rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ hay dị ứng cho người bệnh mà còn dễ kiếm, dễ tìm giúp tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.

Cách sử dụng: Lá mơ phơi khô sau đó đem xay nhuyễn thành bột. Hòa tan bột lá mơ với nước cùng bột gạo và uống vào mỗi sáng sau khi thức giấc.

5. Bài thuốc trị xuất huyết dạ dày từ lá lổi

Lá ổi có khả năng giải độc, thanh nhiệt cực tốt. Bởi vậy nó có tác động tích cực đến các biểu hiện của dạ dày, đặc biệt là tình trạng xuất huyết dạ dày. 

Cách sử dụng: Bạn chuẩn bị 30g lá ổi non, 1 nắm gạo nứt và nửa lít nước. Tiến hành rửa sạch lá ổi, thái nhỏ sau đó đem sao với gạo nứt. Sau đó cho nước vào nấu đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Nước cốt thu được chia làm 2 dùng trong ngày.

Thống kê về bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý phổ biến, theo nghiên cứu có chừng 5-10% dân số bị căn bệnh này trong suốt cuộc đời mình và tỷ lệ nam giới là nhiều hơn nữ giới gấp 4 lần. Ngoài ra, trong vòng 1 năm, xuất huyết dạ dày là bệnh lý chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật.

Xuất huyết bao tử còn là bệnh lý phát triển xen kẽ theo từng đợt, chu kỳ thay đổi tùy từng người. Cứ hàng năm có tới 50% số người bị chảy máu dạ dày có đợt đau phải điều trị, tỷ lệ tỷ vong cao, khoảng 22%.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment