Thận ứ nước là gì? Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thận ứ nước là căn bệnh do biến chứng suy giảm chức năng thận mà thành. Nắm được nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp cho độc giả bảo vệ sức khỏe của mình trước khi căn bệnh này tiến triển và gây nên các biến chứng xấu!

Thận ứ nước là gì, nguy hiểm không ?

Bệnh thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng ở trong thận khiến thận bị tổn thương, giãn nở hoặc sưng to lên. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên thận.

Thận ứ nước là căn bệnh rất phổ biến

Thận ứ nước là căn bệnh rất phổ biến

Thận ứ nước nếu để lâu ngày không điều trị sẽ gây nên tổn thương cấu trúc tế bào, làm suy giảm chức năng thận. Các biến chứng xấu có thể xảy ra như:

  • Suy thận: Bệnh suy thận là một trong những biến chứng xấu nhất do bệnh gây ra. Thận ứ nước vừa làm hạn chế chức năng bài tiết, đào thải độc tố của thận, vừa tích tụ những chất độc hại ở lại trong cơ thể. Dần dần, chức năng thận suy giảm, bệnh suy thận hình thành. Kéo theo đó gây nên cho người bệnh: mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim,…
  • Viêm cầu thận: Thận ứ nước không được điều trị dẫn đến viêm cầu thận mãn tính, đe dọa tính mạng con người.
  • Biến chứng khác: Mức lọc cầu thận giảm, thiếu máu, nhiễm trùng tiết niệu,…

Triệu chứng bệnh thận ứ nước

Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Thông thường, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình sau:

  • Đau nhức lưng hông: Thận ứ nước gây ra đau mỏi dữ dội hoặc đột ngột ở vùng hông lưng, sườn lưng. Sau đó, đau lan và kéo xuống cả vùng háng.
  • Rối loạn tiểu tiện: Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh thận ứ nước. Người bệnh bị: tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không có nước tiểu, tiểu đục, hoặc trong nước tiểu có dính máu.
  • Xuất hiện khối u nổi cục: Triệu chứng này xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, khối u xuất hiện ở rìa sườn và tiếp tục mở rộng ra làm cho bệnh trở nặng hơn.
  • Tăng huyết áp: Thận ứ nước khiến cho khung thận và vùng chậu chèn ép động mạch giữa thùy b ị giãn nở, sưng to lên. Vì thế mà người bệnh gặp phải tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột.
  • Triệu chứng khác: Cơ thể yếu, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, suy nhược cơ thể, sốt do nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh không nên chủ quan, nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

 Thận ứ nước có thể xảy ra ở mọi người và mọi lứa tuổi, hay gặp hơn ở các đối tượng:

  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Người mắc sỏi thận, ung thư tử cung, phì đại tuyến tiền liệt,… rất dễ mắc thận ứ nước.
  • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, người đang mang thai có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân thận ứ nước

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước. Phần lớn, nguyên nhân hình thành là do các bệnh lý gây nên. Thông thường:

  • Thận ứa nước ở trẻ em: Do hẹp niệu đạo, hẹp lỗ niệu đạo.
  • Thận ứ nước ở người lớn: Sỏi thận, trào ngược bàng quan, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, tử cung, buồng trứng và đại tràng.

Cụ thể:

  • Sỏi thận: Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây nên thận ứ nước. Sỏi nhỏ di chuyển xuống bàng quang dễ dàng, sỏi to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu ứ lại tại chỗ tắc. Trong khi đó thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không thông xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, phình to.
  • Thận ứ nước do niệu đạo hẹp, viêm nhiễm: Gây tắc nghẽn khiến thận bị ứ nước.
  • Do viêm bàng quang, sỏi bàng quang, co cổ bàng quang: Tắc nghẽn lối nước tiểu từ bàng quang đến niệu đạo khiến nước tiểu ứ đọng lại tại bàng quang, gây ra thận bị ứ nước.
  • Thận ứ nước do có khối u chèn ép niệu quản: Dòng chảy của nước tiểu bị ngăn chặn.
  • Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến thận ứ nước:

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên nhịn tiểu.
  • Uống nhiều rượu bia, ngủ nghỉ không đúng giờ, lạm dụng thuốc Tây.

Chẩn đoán và phân loại thận ứ nước

Chuyên gia chẩn đoán và phân loại bệnh thận ứ nước thành 4 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1 là khi bệnh mới hình thành, cấp độ 4 là lúc bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng.

Thận ứ nước được chia thành nhiều cấp độ khác nhau

Thận ứ nước được chia thành nhiều cấp độ khác nhau

Thận ứ nước mức độ 1

Lúc này thận mới bị tổn thương, bắt đầu có dấu hiệu giãn ra, sưng to và ứ đọng nước. Người bệnh có thể nhận biết bằng các triệu chứng:

  • Rối loạn khả năng cô đặc của nước tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều, đặc biệt là về đêm khiến giấc ngủ đêm bị gián đoạn, ngủ không sâu dễ dẫn đến stress.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp đột ngột tăng cao khiến người bệnh cảm thấy đau tim, nhức đầu, choáng váng,…

Thận ứ nước độ 1 là giai đoạn sơ khai của bệnh, chưa gây ra quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không có phương án điều trị sớm, để bệnh tiến triển sang các cấp độ cao hơn sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là trong trường hợp đối tượng mắc bệnh là trẻ sơ sinh.

Thận ứ nước mức độ 2

Ở cấp độ này, các cơn đau nhức vùng hông lưng, sườn lưng bắt đầu xuất hiện, cầu thận sưng giãn lên tới 10-15mm. Người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ, đau liên tục cả ngày. Kèm theo đó là tiểu nhiều, tiểu đêm, có khi đến 3-4 lít/ ngày.

Thận ứ nước mức độ 3

Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng, thận dần mất chức năng và bị tổn thương, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trở nên rối loạn.

Dấu hiệu nhận biết: Người bệnh mệt mỏi do thiếu máu; tiểu tiện bất thường; nước tiểu có màu nhợt hoặc màu nâu tối, có bọt; mắt, chân hoặc tay có nguy cơ bị phù; tiêu hóa bị rối loạn,…

Thận ứ nước mức độ 4

Mức độ 4 là mức độ nặng nhất của bệnh thận ứ nước. Lúc này sự giãn nở của đài thận đã lên tới trên 20mm, khung xương chậu bị căng tức, khả năng dẫn tới biến chứng suy thận là rất cao.

Để kiểm tra chính xác xem mình đang mắc bệnh thận ứ nước ở mức độ nào, người bệnh cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và xét nghiệm các hình ảnh chụp CT, X-quang.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Cách phòng tránh bệnh thận ứ nước

Để phòng tránh bệnh thận ứ nước và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên:

Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, khoa học

  • Nên ăn
  1. Thực phẩm nhiều chất xơ: Rau xanh, củ quả, ngũ cốc,… Chúng sẽ giúp đào thải những chất độc, cặn bã ra ngoài cơ thể, giảm thiểu gánh nặng cho thận.
  2. Thực phẩm nhiều canxi: Trứng, sữa, rau bina, súp lơ xanh,… Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, canxi thúc đẩy quá trình điều trị thận ứ nước diễn ra nhanh hơn.
  3. Uống nhiều nước: Hiển nhiên, nước vô cùng quan trọng với con người. Với bệnh nhân mắc thận ứ nước, nước sẽ giúp hòa tan và làm nước tiểu loãng hơn, loại bỏ độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Nên kiêng
  1. Thực phẩm nhiều muối: Khi đã mắc bệnh thận ứ nước, nếu nạp thêm nhiều muối vào cơ thể, nguy cơ hình thành sỏi thận rất cao. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều muối khi đang bị bệnh.
  2. Đạm động vật: Cũng giống như muối, đạm và chất béo động vật có thể khiến hình thành nên các viên sỏi, dẫn đến bệnh thận ứ nước tiến triển nặng thêm.
Một số loại thực phẩm nên kiêng với người bệnh thận ứ nước

Một số loại thực phẩm nên kiêng với người bệnh thận ứ nước

Sinh hoạt điều độ, khoa học

  1. Giảm thiểu áp lực, căng thẳng khi làm việc.
  2. Không nhịn đi tiểu.
  3. Tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
  4. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời.
  5. Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc mà bác sĩ đã kê.

Cách điều trị bệnh thận ứ nước

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thận ứ nước riêng cho từng bệnh nhân. Hiện nay, phần lớn bệnh nhân chữa bằng thuốc Tây, thuốc Nam hoặc tiến hành phẫu thuật. Cụ thể:

Điều trị thận ư nước bằng các loại thuốc tây

Nhóm thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc điều trị rối loạn điện giải,… được sử dụng để giải quyết các biến chứng do thận ứ nước gây ra.

Điều trị thận ứ nước bằng thuốc Tây và thuốc Nam

Điều trị thận ứ nước bằng thuốc Tây và thuốc Nam

Các bài thuốc nam chữa thận ứ nước

Các bài thuốc Nam được ưu ái nhiều hơn trong điều trị bệnh thận ứ nước bởi hiệu quả cao, an toàn và không gây nên tác dụng phụ.

Bài thuốc 1: Dùng Kim Tiền Thảo chữa bệnh thận ứ nước

Lấy 100-200g Kim Tiền Thảo đã phơi khô đem sắc lấy nước uống trong ngày. Kim Tiền Thảo giúp ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của sỏi thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị.

Bài thuốc 2: Chữa thận ứ nước bằng Bông Mã Đề

Chuẩn bị Bông Mã Đề (10g), Cam Thảo (2g) sắc cùng với 200ml nước chia thành 3 lần uống trong ngày. Hai loại thảo dược này khi kết hợp với nhau có tác dụng bào mòn sỏi trong bàng quanh và đường tiết niệu, đào thải độc tố tích tụ bên trong thận.

Bài thuốc 3: Chữa thận ứ nước bằng cuống lá đu đủ

Chuẩn bị 15g cuống lá đu đủ, 15g rễ cỏ tranh, 20g dứa, đem sắc cùng với 500ml nước. Khi nước còn 1/3 thì chắt ra chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và tiêu sỏi hiệu quả.

Bài thuốc 4: Chữa thận ứ nước bằng Rễ Cỏ Tranh

Chuẩn bị 200g rễ cỏ tranh khô đem sắc cùng với 500ml nước rồi chắt ra chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Rễ Cỏ Tranh có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, hạ huyết áp giúp điều trị hiệu quả.

Bài thuốc 5: Chữa thận ứ nước bằng hoa hồng

Chuẩn bị hoa hồng, ngưu tất, xuyên khung, xa tiên tử, tì giải, ích trí nhân, xài hồ, chỉ xác, đương quy đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần sáng và tối.

Bài thuốc này giúp kháng viêm, giảm sưng ở thận do thận ứ nước sinh ra, đồng thời, tiêu sỏi và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Phẫu thuật chữa thận ứ nước

Nếu bệnh tiến triển tới cấp độ 3 và 4, có thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Ở cấp độ 3 và 4, nếu trong thận có sỏi thì phải tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra, tránh gây nên biến chứng suy thận. Chi phí mổ thận ứ nước giao động từ 2-5 triệu đồng (mổ mở), 7-10 triệu đồng (mổ nội soi qua da).

Các thống kê về bệnh thận ứ nước

Kết quả khảo sát hình thái thận ứ nước trên siêu âm sau khi giải phóng bế tắc do sỏi niệu quản trong thời gian có lưu thông:

“Có 98 TH sỏi niệu quản có lưu thông JJ có tuổi trung bình 49,13 ± 12,67 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 1/2. Thời gian mắc bệnh trung bìnhlà 32 ± 34,77 tháng. Siêu âm thận trước khi giải phóng bế tắc: thận ứ nước độ 1 là 19 trường hợp (19,4%), độ 2 là 45 trường hợp (45,9%), độ 3 là 34 trường hợp (34,7%). Sau khi giải phóng bế tắc, có 84 (85,7%) trường hợp độứ nước cải thiện: Thận ứ nước độ 1, độ 2, và độ 3 trởvề bình thường là14/19 trường hợp, 20/45 trường hợp, và 7/34 trường hợp ; độ 2 giảm xuống độ 1 là 17/45 trường hợp; độ 3 giảm xuống độ 1 hoặc 2 là 26/34 trường hợp”.

Tài liệu và công trình nghiên cứu về thận ứ nước

  1. Bệnh lý thận ứ nước – TS. Bùi Văn Lệnh, Ths. Nguyễn Đình Minh, Khoa CĐHA – Bệnh viện việt đức 2.
  2. Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 về các bệnh nhân sỏi niệu quản có thận ứ nước từ độ 1 đến độ 3.
  3. Đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân ứ nước, ứ mủ bể thận qua kết quả xạ hình thận và mức lọc cầu thận ước tính theo công thức cockcroft-gault và MDRD
  4. Bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị thận bị ứ nước ở trẻ em
  5. Khảo sát hình thái thận ứ nước trên siêu âm sau khi giải phóng bế tắc do sỏi niệu quản trong thời gian có lưu thông JJ.
  6. Đánh giá mức độ cải thiện độ ứ nước thận sau mổ nội soi lấy sỏi niệu quản ngả hông lưng cóđặt JJ, Luận Văn tốt nghiệp Bác Sỹ Đa Khoa, Đại học Y dược Cần Thơ (tác giả Nguyễn Thiện Trung 2011).
  7. Tán sỏi niệu quản dưới qua nội soi bằng siêu âm tại Bệnh viện nhân dân Gia Định từ 1/2008 đến 1/2009, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh (Tác giả Lê Việt Hùng, Nguyễn Xuân Toàn 2009).

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment