Cây sắn dây là gì? 11 Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả loại cây này

Bột sắn dây và những tác dụng chữa bệnh của nó đã không còn xa lạ với người Việt. Nhưng, cây sắn dây là gì, hình dáng và đặc điểm sinh học như thế nào thì chắc hẳn ít người biết. Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin tổng hợp về cây sắn dây và những tác dụng chữa bệnh của chúng.

Cây sắn dây là cây gì?

Sắn dây có tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth., Họ Đậu – Fabaceae hay trong dân gian vẫn gọi sắn dây là Cát căn,Cam cát căn, Phấn cát, củ Sắn dây.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Sắn dây: Sắn dây là loại cây leo, dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ. Thân cây hơi có lông, lá kép, gồm 3 lá chét. Hoa màu tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả giáp màu vàng nhạt, rất nhiều lông. Cây được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột Sắn dây làm thuốc.

Hình ảnh cây sắn dây

Cây sắn dây

Cây sắn dây

Kỹ thuật trồng cây sắn dây

Trồng Sắn dây vào đầu mùa xuân bằng dây bánh tẻ. Khi trồng đào hố sâu rồi bỏ mùn rác, lấp đất. Lấy đoạn dây dài 50 – 80cm, có nhiều mắt, khoanh tròn, đặt vào hố và lấp thêm một lượt đất, ấn chặt, tưới nước cho đến khi mọc dây leo. Cây không ưa nước, thích nơi ẩm mát. Thường trồng quanh bờ rào để tận dụng đất.

Củ sắn dây tươi

Bộ phận dùng, chế biến của Sắn dây: Dùng củ sắn dây. Thu hoạch vào vụ đông xuân, thái miếng, sấy Diêm sinh, phơi khô hoặc mài củ tươi lấy bột.

Củ sắn dây

Củ sắn dây

Công dụng, chủ trị Sắn dây: Sắn dây có vị ngọt, không độc, tác dụng giảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa bệnh sốt khát nước, đau cơ, nhức đầu, lỵ ra máu. Hoa tươi sắc uống giã say rượu.

Sắn dây còn được sử dụng để giúp giảm sốt, cải thiện tuần hoàn máu, trống rối loạn nhịp tim và chống lão hóa

Liều dùng Sắn dây: Ngày dùng 8 – 20g dưới  dạng thuốc sắc. Sắn dây dùng riêng hay có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Bột sắn dây dùng làm thực phẩm, giải khát, giải độc, được dùng rộng rãi trong nhân dân. Khi dùng trong các thang thuốc chữa ỉa lỏng nên sao vàng rồi mới sắc.

Bán giống cây sắn dây

Nhờ những công dụng tuyệt vời nên cây sắn dây được trồng rất nhiều, địa chỉ bán và cung cấp giống cây sắn dây có mặt khắp cả nước. Trung bình tầm 10 nghìn/cây giống. Giá có thể thương lượng nếu mua với số lượng lớn.

Tác dụng của cây sắn dây

Sắn dây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những tác dụng của 3 loai sắn dây được nhiều người sử dụng đó là: Sắn dây ta, sắn dây rừng và sắn dây củ tròn

Công dụng của cây sắn dây ta

Đây là giống sắn dây mà chúng ta thường gặp nhất, ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm thì loại cây này cũng có rất nhiều công dụng trong việc chữa và điều trị bệnh

Bài thuốc chữa cảm mạo: Sắn dây 8g, Ma hoàng, Gừng, Đại táo, Quế chi, Bạch thược, Cam thảo mỗi vị 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa rắn cắn: Lá Sắn dây 1 nắm giã nhỏ, vắt nước uống, bã đắp vết thương (sau khi đã xử lý vết thương).

Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa.

Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

Giải rượu: Nếu giải độc rượu nên dùng khoảng 30-40gr, sắc đậm đặc, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.

Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8 g, ma hoàng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g; cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.

Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày.

Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày.

Cây sắn dây rừng

Cây sắn dây rừng

Cây sắn dây rừng

Theo Wikipedia sắn dây rừng hay đậu ma núi (danh pháp: Pueraria montana) là loài thực vật thuộc họ Đậu. Loài này có quan hệ gần với 4 loài khác trong chi Sắn dây Pueraria (P. lobata, P. edulis, P. phaseoloides và P. thomsoni). Sự khác biệt về hình thái học giữa 5 loài này là rất ít.

Đây là loại dây leo cao, phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Sắn dây rừng vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát.

Công dụng của sắn dây rừng

  • Điều trị sốt, giải cảm ở trẻ nhỏ
  • Bột sắn dây có tác dụng mát, bồi bổ cơ thể
  • Tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể
  • Lá sắn dây điều trị rắn cắn
  • Hoa sắn dây tác dụng giảm say rượu
  • Hạt dùng ép dầu

Cây sắn dây củ tròn

Cây sắn dây củ tròn

Cây sắn dây củ tròn

Sắn dây củ tròn là cây dây leo thuộc họ đậu hoặc có tên gọi khác là Sâm tố nữ, Kwao Krua Trắng, có danh pháp khoa học Pueraria mirifica, hoa 5 cánh màu tím, quả có vỏ nâu, củ nhiều kích thước khác nhau. Củ của cây sắn dây củ tròn được biết đến rộng rãi trong chữa bệnh và làm đẹp.

Công dụng của củ sắn tròn
Kích thích làm nở ngực, cân bằng nội tiết và hồi xuân cho phụ nữ. Ngoài ra, sắn dây củ tròn còn có những công dụng khác như: ngăn cản nhăn da, loãng xương, bạc tóc, lão hoá, ngăn ngực chảy xệ, ức chế ung thư vú, chống oxy hoá và giải độc cơ thể.

Cách pha chế sắn dây đúng cách

Chúng ta  đều được biết săn dây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên pha chế như thế nào để kích thích vị giác cho người bệnh trong quá trình sử dụng thì không phải ai cũng biết:

  • Pha uống dạng sệt: trước tiên hòa tan sắn dây, đường bằng nước đun sôi để nguội.tiếp theo đó chúng ta đổ thêm nước sôi vào để khuấy thì hỗn hợp sẽ keo sệt lại và uống được
  • Pha sắn dây để uống như ăn chè: Cũng tương tự như cách ở trên khi chúng ta bỏ sắn dây, đường vào nước nóng với tỷ lệ đặc hơn và khuấy đều
  • Pha sắn dây với sữa đặc: Dùng 1 muống sữa, 2 muống nước ấm khuấy đều cho sữa hòa tan sau đấy cho sắn dây vào khuấy tiếp để hỗn hợp hòa tan. Đổ hỗn hợp vào nồi cùng với 400ml nước đun lên, vừa đun vừa khuấy đền đến khi có hiện tượng sệt lại thì chúng ta tắt bếp
  • Cách pha sắn dây với chanh: Đây là loại nước giải khát chế biến từ sắn dây được nhiều người ưa chuộng nhất. bạn chỉ cần cho sắn dây, đường và nước chanh vào cốc sau đó đổ nước vào và khuấy đều lên. Cho thêm vào một vài viên đá lạnh uống sẽ ngon hơn

Hy vọng những với những thông tin trên đã cung cấp cho các bạn thêm kiến thức về cây sắn dây và công dụng của nó đem lại. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe!

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment