Tác dụng của cây cỏ xước là gì? 11 Ứng dụng trong điều trị bệnh

Cây cỏ xước được biết đến là một trong những thảo dược làm bài thuốc nam có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu được nhiều người nhắc đến. Vậy tác dụng của cây cỏ xước là gì? Chữa những bệnh nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cây cỏ xước

Cây cỏ xước hay còn được gọi là cây nam ngưu tất, bách bội, thổ ngưu tất hay ngưu kinh. Đây là một loại thực vật thuộc họ Dền, thân thảo, sống lâu năm có chiều cao từ 60cm – 1m. Cây có nhiều hoa, mọc thành bông ở ngọn mỗi cành nhỏ, quả cây cỏ xước mỏng, có hình túi, hạt có hình trứng dài.

Cây cỏ xước được phát hiện phân bổ tại nhiều nước thuộc ở khu vực Đông Nam Á như Trung Qyuốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,… Ở Việt Nam, chúng thường mọc ở những khu vực vùng đất bỏ hoang, bên cạnh hai bờ sông, trên rừng, sườn đồi hoặc vùng có khí hậu thuận lợi như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La,…

Hình ảnh cây cỏ xước

Hình ảnh cây cỏ xước

Cây cỏ xước được biết đến như là một thảo dược tự nhiên giống như các bài thuốc nam chữa bệnh. Từ xưa đến nay ông cha ta vẫn dùng cây cỏ xước để áp dụng điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là cây cỏ xước có tác dụng rất tốt trong quá trình chữa trị những căn bệnh liên quan đến xương khớp.

Cây cỏ xước có mấy loại?

Trong tự nhiên, cây cỏ xước được phân chia thành 4 loại chính, cụ thể:

  • Cỏ xước lông trắng
  • Cỏ xước xù xì (nguyên chủng)
  • Cây cỏ xước Ấn Độ
  • Cỏ xước màu xám đỏ

Tùy vào từng khu vực địa lý mà chúng ta có những loại cây khác nhau. Ở nước ta, cây cỏ xước chủ yếu thường gặp là loại cỏ xước lông trắng, thường được trồng và thu hái để điều chế thuốc.

Mua cây cỏ xước ở đâu?

Hiện nay, do giá trị cao về y học mà cây cỏ xước đem lại nên có rất nhiều địa phương đã tiến hành trồng và thu hái loại cây này với mục đích làm thuốc chữa bệnh. Bạn đọc có nhu cầu thu mua cỏ xước có thể đến một vài tỉnh thành phía bắc nước ta như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La. Ngoài ra, một số cơ sở Đông y, YHCT uy tín đều có bán cây cỏ xước khô để làm thuốc, đây cũng là các địa chỉ uy tín mà quý độc giả có thể liên hệ mua loại cây này.

Tác dụng của cây cỏ xước

Cây cỏ xước chữa bệnh về gan, thận

Chữa viêm gan, viêm thận (kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi): Nguyên liệu cần có cây cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề (hay hạt lá bông) 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g. Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g. Chia thuốc ra uống làm ba lần trong ngày.

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Cây cỏ xước chữa trị viêm cầu thận (phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu): Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa trị mỡ máu cao (kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt): Cây cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ nhiều uống với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp

Chữa thấp khớp đang sưng: Rễ cây cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau đó trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 – 10 ngày liền. Hoặc có thể áp dụng cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.

Viêm khớp dạng thấp: Rễ cây cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần,  sử dụng bài thuốc trong 10 ngày.

Cây cỏ xước trị mụn và làm đẹp da

Ngoài những tác dụng trên thì cỏ xước còn có một công dụng khác được rất nhiều chị em ưa thích là trị mụn. Cây cỏ xước trị mụn phù hợp với tất cả các làn da, không gây mẩn ngứa khó chịu, không gây ra tác dụng phụ.

Cách làm: Cỏ xước rửa sạch giã nhỏ, đắp lên mặt khoảng 20 – 30 phút. Ngày thực hiện từ 1 – 2 lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ. Thực hiện việc rửa mặt với cây cỏ xước thường xuyên sẽ giúp da mặt của bạn sáng và sạch mụn hơn. Bởi trong cỏ xước có chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

Tác dụng chữa bệnh khác

Chữa bệnh gút: Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ cây cỏ xước 15g tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, trong 7 – 10 ngày liền.

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp, bệnh gút

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp, bệnh gút

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cây cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống đều liên tục trong 10 ngày. Không dùng cho người có thai. Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.

Chữa chứng sổ mũi, sốt: Cây cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần để uống.

Chữa quai bị: Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong; còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.

Chống co giật (kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu): Lấy rễ cây cỏ xước khoảng 40 – 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa các chứng bốc hỏa (nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón): Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần, thuốc có công hiệu giúp người bệnh an thần. Cây cỏ xước có nhiều tác dụng trong quá trình điều trị các bệnh.

Tác hại của cây cỏ xước

Theo các chuyên gia phân tích, hiện nay chưa có bất kỳ một công tình nghiên cứu nào có thể chỉ ra tác hại của cây cỏ xước đối với sức khỏe của con người. Đây là một điều hết sức tuyệt vời giúp chúng ta yên tâm khi sử dụng loại thảo dược này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng đối với một vài bệnh nhân có tiền sử đã từng mắc bệnh về tiêu hóa, dạ dày nếu muốn sử dụng cây cỏ xước để trị bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào. Lý do, nếu không tuân theo liều lượng và cách dùng phù hợp, cỏ xước sẽ khiến cho những đối tượng này gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài.

Trên đây là những tác dụng của cây cỏ xước và những thông tin tìm hiểu liên quan. Hy vọng rằng mọi người sẽ có cái nhìn chú tâm về loại cây thảo dược thần kì này, qua đó áp dụng những công dụng của nó để chữa các căn bệnh mình mắc phải và nâng cao sức khỏe của bản thân.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

7 Comments

  1. Toi bithoat vi dia dem thoai hoa cot song l1234 xin nha thuoc tu van sdt 0987486207 dia chi o xa nghi xuan nghi loc tinh nghe an xin cam on nha thuoc tam minh duong

  2. tôi nghe mách rễ cây cỏ xước còn có tác dụng chữa các loại ngứa da, viêm da cơ địa, dị ứng ngứa da… có đúng không ?

  3. tôi nghe mách rễ cây cỏ xước còn có tác dụng chữa các loại ngứa da, viêm da cơ địa, dị ứng ngứa da… có đúng không ? đặc biệt khi đang dùng các loại thuốc tây y hay đông y khác thì có dùng được cây cỏ xước nói chung không

    • Chào chị! Khi sử dụng rễ cây cỏ xước làm thuốc chữa bệnh cần lưu ý về tính mẫn cảm với thành phần của thuốc. Ngoài ra, nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc tây y, đông y khác để chữa bệnh cần có sự cho phép và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa đang tiếp nhận bệnh tình của chị. Về công dụng của rễ cây cỏ xước, ngoài các tác dụng bên trên đã liệt kê trong bài, tác giả không đưa ra bất cứ thông tin nào khác liên quan đến công dụng chữa viêm da cơ địa, dị ứng da…

  4. cho e hỏi người bình thướng uống cỏ xướt phơi khô có sao không ạ..
    còn người đang bị nhức khớp gối vừa uống tây vừa dùng cỏ xướt khô như trà uống chung được không

    • Chào bạn! Người bình thường nếu không có mục đích sử dụng rễ cây cỏ xước làm thuốc chữa bệnh thì không nên dùng bởi tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng, đặc biệt với đối tượng mẫn cảm với thành phần của cây cỏ xước. Với trường hợp người bệnh đau nhức khớp gối muốn sử dụng rễ cây cỏ xước làm trà cùng với thuốc tây y cần có sự cho phép của chuyên gia, bác sĩ thăm khám, kê đơn trước khi sử dụng.

Your Comment