Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không

Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Nhiều người có thắc mắc không biết bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Để có thể giải đáp câu hỏi này một cách chính xác thì bạn phải hiểu rõ các thông tin về bệnh gai cột sống.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không

Bệnh gai cột sống

Thường sau 45 tuổi, người ta dễ mắc bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường và gia đình. Nếu trong gia đình có người thân bị gai cột sống thì sẽ có nguy cơ cao khớp bị thoái hoá sớm hơn.

Yếu tố môi trường chính là công việc, nếu những người phải làm việc có khuân vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều…thì cũng dễ bị bệnh hơn. Khảo sát đối tượng vận động viên thì cũng cho thấy, vận động viên cử tạ bị thoái hoá cột sống nhanh hơn do phải nhấc vật nặng, trọng lượng đè lên cột sống làm cột sống nhanh mòn và yếu đi. Ngoài ra, bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hoá với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống hơn.

Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Bệnh gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

Dù vậy thì bạn cũng nên điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện ra mình bị gai cột sống để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.

Người bệnh bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một quá trình tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu..  Tìm hiểu thêm về cách điều trị gai cột sống tại đây.

 

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


− one = 3

Email của bạn sẽ không hiển thị, yêu cầu điền đầy đủ vào các trường