Nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối và cách khắc phục hiệu quả

Nổi mề đay vào ban đêm hoặc buổi tối là một bệnh gây ra tình trạng rất khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm có nguy hiểm không ?

Nổi mề đay còn có tên gọi khác là mày đay là hiện tượng các mao mạch trên da phản ứng lại các tác nhân lạ gây phù cấp hoặc mãn tính ở tầng trung bì của da.

Căn bệnh này khá phổ biến hiện nay nhưng không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nên cũng phần nào giảm bớt lo lắng cho người bệnh và những người xung quanh.

Bệnh nổi mày đay gây ra rất nhiều khó chịu cho những ai mắc phải

Bệnh nổi mày đay gây ra rất nhiều khó chịu cho những ai mắc phải

 Nổi mề đay vào ban đêm có 2 dạng:

  •  Mề đay cấp tính: Chỉ trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày là bệnh đã bùng phát. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi thời tiết, dị ứng thức ăn, mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc lông động vật,…
  •  Mề đay mạn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần và điều trị lâu khỏi hơn. Mề đay mạn tính có thể gây ra một số biểu hiện nặng nề hơn như: Sốt li bì, có khi sốt trên 40 độ, sốt cao nên cơ thể mất nước gây mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn,…Vì bệnh thường không có căn nguyên nên việc điều trị cũng khó khăn hơn.

Triệu chứng của bệnh: Trên da xuất hiện những đám mẩn đỏ hoặc các mảng xung huyết và gây cảm giác rất ngứa, người bệnh sẽ muốn gãi rất nhiều. Tuy nhiên càng gãi thì lại càng ngứa.

Cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp nào bị bệnh nổi mề đay mà có biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại gây ra những phiền toái nhất định cho người bệnh và đặc biệt ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, thẩm mỹ. Có những trường hợp người bệnh bị mất ngủ trong một thời gian dài gây căng thẳng, lo âu lại kết hợp với việc mất thẩm mỹ càng làm người bệnh thêm lo lắng, ăn kém, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Mẹo xử lý khi bị nổi mề đay vào ban đêm

Như đã nói ở trên, bệnh nổi mày đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, mất tình thẩm mỹ. Vì vậy, khi thấy xuất hiện nổi mày đay vào buổi tối, ban đêm nhưng lại không thể đến các cơ sở y tế ngay lập tức thì bạn có thể làm các bước sau đây:

  • Dừng sử dụng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
  • Bạn có thể dùng túi nước nóng chườm lên vùng bụng một lúc để giảm tình trạng đau bụng.
  • Hạn chế gãi, chà xát trên da nhiều nhất có thể.
  • Mặc quần áo thoải mái, không mặc đồ làm từ polieste.
Không gãi khi bị nổi mề đay vào ban đêm

Không gãi khi bị nổi mề đay vào ban đêm

Ngoài ra bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây:

Chườm nước nóng

Nước ấm sẽ khiến các mao mạch dưới da giãn nở, tăng lưu thông tuần hoàn từ đó giảm tình trạng ngứa và nổi mẩn trên da. Người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn, không phải liên tục gãi.

Lưu ý: không được chườm nước có nhiệt độ quá cao sẽ gây phỏng nước những vùng da bị bệnh.

Nước gừng pha mật ong

Gừng và mật ong được biết đến là có tính ấm vì vậy sẽ làm ấm cơ thể từ bên trong do đó giảm nhanh các triệu chứng khi bị nổi mề đay ở mặt vào buổi tối.

Cách làm: Lấy một miếng gừng nhỏ vừa đủ, đập dập hoặc xay. Rồi pha với 50ml nước ấm. Cho thêm khoảng 2 thìa cà phê mật ong vào. Khuấy đều rồi uống khi hỗn hợp trên còn ấm để có thể phát huy tác dụng.

Chườm lá khế hoặc lá kinh giới

Chuẩn bị mỗi loại lá khoảng 200g, đem rửa sạch rồi sao lên cho nóng. Sau đó cho hỗn hợp trên vào một miếng vải sạch buộc kín rồi chườm lên vị trí bị bệnh thì sẽ thấy hiệu quả rất nhanh chóng.

Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tính an thần, tạo cảm giác dễ chịu, kích thích buồn ngủ vì vậy một cốc trà hoa cúc nóng cũng giúp làm giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh nổi mề đay vào ban đêm gây ra. Từ đó, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Dùng lá sài đất, khế chua

Mỗi loại lá chuẩn bị khoảng 200g, rửa sạch. Đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Rồi lấy nước đó pha loãng cho ấm vừa đủ để tắm hàng ngày( Nếu tắm vào đêm khuya thì phải đảm bảo phòng tắm đủ ấm, khi ra ngoài phải che kín cơ thể tránh nhiễm lạnh đột ngột)

Lá khế trị nồi mề đay vào buổi tối hiệu quả

Lá khế trị nồi mề đay vào buổi tối hiệu quả

Lưu ý:  Các phương pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm bớt một phần triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị triệt để. Do đó, người bệnh vẫn cần đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Cách phòng tránh nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối

  • Đảm bảo vệ sinh nhà cửa, phòng ốc để tránh bám bụi hay các yếu tố gây kích ứng da
  •  Nếu đã có tiền sử dị ứng với các thực phẩm như: hải sản, lạc,… thì hạn chế sử dụng, tốt nhất là không ăn nữa. Vì với những bệnh dị ứng thì những lần sau cơ thể sẽ phản ứng lại dữ dội hơn, nguy hiểm hơn kích ứng trên da là sốc phản vệ.
  •  Sử dụng trà xanh để tắm hàng ngày cũng là một cách giúp tăng sức đề kháng cho da, làm sạch da, kháng khuẩn tốt hơn.
  • Luôn giữ cho cơ thể đủ ấm vào mùa lạnh và mát mẻ vào mùa nóng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Ăn uống đủ chất, uống đủ nước để đảm bảo cơ thể luôn có khả năng chống chọi lại với mọi tác nhân bên ngoài.
  • Đảm bảo luôn ngủ đủ giấc, tránh stress kéo dài, tập thể dục thường xuyên.

Giải pháp điều trị dứt điểm nổi mề đay vào ban đêm

Nổi mề đay vào ban đêm là một triệu chứng không khó để khắc phục. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách bệnh sẽ rất dễ tái phát và lây lan sang những vùng da lân cận.

Kế thừa những bài thuốc chữa nổi mề đay từ ngàn xưa, Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã đào sâu nghiên cứu và xây dựng thành công bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Đặc trị mề đay mẩn ngứa chỉ sau 2-3 liệu trình.

Ngưu bì giải độc ẩm

Ngưu bì giải độc ẩm

Ngưu bì giải độc ẩm là tổng hợp sức mạnh của 3 liệu pháp: Thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi ngoài da. Trong đó, bài thuốc uống đóng vai trò chủ động, mang lại tác động tận sâu vào căn nguyên gây nổi mề đay. Thành phần chủ dược của bài thuốc bao gồm:

Ngoài 6 vị thảo dược trên, Ngưu Bì Giải Độc Ẩm còn có sự góp mặt của 5 vị thuốc khác bao gồm: Kinh giới, Liên kiều, Sinh hoàng kỳ, Bạch hoa xà thiệt thảo và cam thảo. Được biết, toàn bộ thảo dược đều được thu hái tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và bào chế theo tỷ lệ vàng sao cho phù hợp với cơ địa người Việt.

Cơ chế tác động của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:

  • Thuốc uống: Thanh nhiệt, làm mát gan, loại bỏ độc tố, khu phong trừ thấp, tăng cường chức năng gan, nâng cao sức đề kháng.
  • Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng kháng viêm, làm sạch bề mặt da, tái tạo tế bào da mới.
  • Thuốc bôi: Làm mát da, giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm, làm lành bề mặt da bị tổn thương.
Cách dùng Ngưu bì giải độc ẩm

Cách dùng Ngưu bì giải độc ẩm

Liệu trình điều trị nổi mề đay về đêm của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:

  • 3-5 ngày đầu: Giảm đến 30% tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • 5-10 ngày tiếp theo: Các nốt mề đay bớt sưng, giảm kích thước, giảm ngứa đến 70%.
  • Sau 1 tháng: Các nốt mề đay se hoàn toàn, hết ngứa, không để lại thâm sẹo.

Theo thống kê tại phòng khám, có tới hơn 90% bệnh nhân nổi mề đay ở đêm cảm thấy hài lòng chỉ sau 2-3 liệu trình điều trị Ngưu Bì Giải Độc Ẩm.

Bấm để được bác sĩ tư vấn trực tiếp!

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!

Nổi mề đay vào ban đêm hoặc buổi tối gây ra những khó chịu, bất tiện và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình bạn. Hãy áp dụng các mẹo trên để nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống của bạn nhé!

dia-chi-nha-thuoc

 

 

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment