Nổi mề đay là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị tại nhà

Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để biết cách điều trị phù hợp.

Nổi mề đay là gì, có lây không ?

Nổi mề đay (mày đay) là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Bệnh gây phù mạch tại chỗ, da bị phồng lên kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.


Hình ảnh nổi mề đay ở bệnh nhân

Hình ảnh nổi mề đay ở bệnh nhân

Mề đay có thể ở dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc dạng mạn tính (kéo dài trên 6 tuần).

Cơ chế nổi mề đay của cơ thể được giải thích như sau: Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) sẽ sản sinh ra các histamin. Đây là một chất trung gian hóa học chịu trách nhiệm cho các phản ứng viêm.

Khi được giải phóng, histamin sẽ kết hợp với một số chất hóa học khá nằm dưới bề mặt da. Điều này làm phá vỡ các liên kết mạch máu, gây tích tụ và rò rỉ chất lỏng trong da, làm cho da bị sưng, viêm và nổi mẩn.

Song song với đó, histamin đồng thời kích thích dây thần kinh cảm giác khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và muốn gãi. Nổi mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một người bệnh.

Nếu gia đình có nhiều người cùng bị nổi mề đay thì có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong môi trường có các yếu tố gây dị ứng.

Triệu chứng nổi mề đay

Các biểu hiện, triệu chứng của nổi mề đay rất giống với một số căn bệnh viêm da khác như bệnh chàm, eczema,… dấu hiệu gồm có:

  • Da mọc các nốt sẩn màu đỏ, hồng lột hoặc trắng xám ở giữa và màu hồng xung quanh, có giới hạn rõ và có nhiều hình thù, kích thước khác nhau.
  • Rất ngứa: Vùng da nổi mề đay có cảm giác ngứa dữ dội, kèm theo nóng rát, khó chịu. Nếu người bệnh càng gãi thì càng khiến da đỏ, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Cảm giác ngứa sẽ càng trầm trọng hơn vào buổi chiều và đêm.
  • Các nốt mẩn ngứa do bệnh nổi mề đay có thể phát triển nhanh trong một vài giờ đến một vài ngày rồi mất đi nhưng các nốt mề đay mới vẫn xuất hiện. Khi lành bệnh, các nốt mẩn này không để lại sắc tố trên da.

Biến chứng bệnh nổi mề đay

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc hoại tử khó lành nếu vùng da nổi mề đay bị tổn thương, trầy xước.
  • Sốc phản vệ: Do nổi mề đay gây phù nề lưỡi gà và thanh quản nên dễ làm khó thở, viêm đường hô hấp, sốt cao, tụt huyết áp, trụy tim. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
  • Người bệnh nổi mề đay thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

Bệnh nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân bệnh nổi mề đay

  • Dị ứng thực phẩm: Bản chất của việc dị ứng thực phẩm gây nổi mề đay là do hệ miễn dịch xác định nhầm một thực phẩm là yếu tố ngoại lai và phản ứng lại với nó. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thực phẩm giàu protein thì dễ gây dị ứng hơn các loại thực phẩm khác. Điển hình là: Hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng…
  • Bị nổi mề đay do dị ứng thuốc: Tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nhóm beta lactam; thuốc chống viêm aspirin, các loại vacxin, thuốc kháng histamin tổng hợp… là những loại dễ gây dị ứng nhất.
  • Nguyên nhân nổi mề đay do côn trùng: Ở những người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban toàn thân.
  • Bệnh nổi mề đay do nhiễm trùng: Việc nhiễm các virus như virus gan siêu vi B, C, nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, miệng, ký sinh trùng đường ruột…
  • Do tác nhân vật lý: Là tình trạng phát ban trên da bởi các yếu tố vật lý tác động như áp lực, quá nóng/lạnh, ra mồ hôi… Nguyên nhân nổi mề đay do vật lý được cho rằng đây là kết quả của các phản ứng tự miễn (tự kháng thể). Mề đay vật lý có xu hướng kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần thành mãn tính.
  • Nổi mề đay do các tác nhân hóa học hoặc hữu cơ: Các loại hóa chất: Mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa thông thường….
  • Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh lý: Một số bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mãn tính,  bệnh tuyến giáp… có thể gây bệnh kemf mẩn ngứa do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể.
  • Nổi mề đay do di truyền: Yếu tố di truyền qua gen mặc dù khá hiếm gặp nhưng việc điều trị thường khó dứt điểm do yếu tố cơ địa chi phối.

Chẩn đoán và phân loại vị trí nổi mề đay

Chẩn đoán bệnh mề đay

1. Dựa trên các thương tổn cơ bản

Quan sát bằng mắt thường có thể thấy các sẩn phù do nổi mề đay có kích thước to nhỏ khác nhau, xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Sẩn phù là các mảng nhỏ nổi cao trên bề mặt da, có màu sắc nhợt nhạt hoặc đỏ hơn các vùng da xung quanh.

Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn phù thay đổi, xuất hiện và mất đi đều nhanh.

2. Phân bố vết nổi mề đay

Có thể khu trú ở một vùng hoặc lan rộng toàn thân

3. Nổi mề đay tại các khu vực tổ chức lỏng lẻo

Ví dụ môi, mí mắt, bộ phận sinh dục ngoài… các ban đỏ và sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to cả vùng, đây là hiện tượng phù mạch hoặc phù Quincke.

Trường hợp nổi mề đay phù mạch xuất hiện ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa sẽ gây khó thở nặng, đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch, sốc phản vệ…

4. Triệu chứng cơ năng

Cảm giác ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi nhiều sẩn hơn. Ngoài ra một số trường hợp bị nổi mề đay còn có cảm giác châm chích hoặc rát bỏng.

5. Triệu chứng tiến triển

Mề đay hay tái phát từng đợt. Có hai dạng chính là cấp tính và mạn tính.

  1. Công thức máu: Dựa trên số lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Nếu số lượng bạch cầu này tăng thì nổi mề đay có thể do ký sinh trùng. Nếu số lượng bạch cầu này giảm thì có thể do bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây ra.
  2. Thử nghiệm lấy da (prick test): Áp dụng khi nghi ngờ nguyên nhân do phấn hoa, bụi…
Chẩn đoán nổi mề đay thông qua các thương tổn trên da

Chẩn đoán nổi mề đay thông qua các thương tổn trên da

Phân loại vị trí nổi mề đay

Các vị trí nổi mề đay thường gặp là da, niêm mạc, thanh quản và đường tiêu hóa. Cụ thể:

  1. Nổi mày đay ở da: Các vị trí thường gặp là: Mặt, mông, bắp chân, chạy dọc ống chân, tay, nếp gấp ở cổ… Ngoài ra, mề đay có thể xuất hiện tại các vùng da mỏng như mí mắt, âm hộ, bao quy đầu, niêm mạc. Tại các vùng da này, nốt mẩn ngứa do có thể có cả bọng nước, lan nhanh, rất nguy hiểm.
  2. Nổi mề đay ở đường tiêu hóa: Gây triệu chứng đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy.
  3. Xảy ra ở tổ chức não: Có thể gây phù nề não.
  4. Nổi mề đay ở khí quản: Gây sưng mạch khí quản, vùng họng gây khó thở, thở gấp hoặc nghẹt thở, giãn mạch nhanh, tụt huyết áp, choáng váng.

Cách điều trị nổi mề đay tại nhà

Điều trị bằng các loại thuốc Tây

  1. Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ I, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin thế hệ II (Ví dụ: cetirizine, levocetirizine, desloratadine, fexofenadine, loratadine).
  2. Thuốc corticoid toàn thân: Dạng uống hoặc tiêm chỉ định cho nổi mề đay cấp tính, diễn biến nặng, có phù thanh quản hoặc  do viêm mạch, mày đay mạn tính không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường.
  3. Thuốc chữa nổi mề đay khác: Ví dụ Leukotriene, colchicine, epinephrine, dapson, doxepin…
  4. Thuốc ức chế miễn dịch, thay huyết tương.

Lưu ý an toàn: Tất cả các thuốc trên đều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh chỉ sử dụng thuốc chữa nổi mề đay khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em điều trị mề đay dùng thuốc cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Chữa nổi mề đay bằng thuốc Nam

  1. Lá khế: Dùng lá khế tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống hoặc nấu nước tắm hàng ngày để giảm cảm giác ngứa ngáy và các nốt sưng đỏ trên da.
  2. Bài thuốc trị nổi mề đay bằng củ gừng: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi rồi thêm giấm, đường phèn, nước. Đun ở lửa nhỏ liu diu đến khi cô đặc còn ½ bát nước là được. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm.
  3. Bài thuốc chữa nổi mề đay từ kinh giới: Lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch, để ráo rồi vò nát và bôi lên vùng da bị ngứa để giảm triệu chứng.
  4. Chữa nổi mề đay bằng lá tía tô: Dùng lá tía tô xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống và bôi nước lá tía tô lên da hoặc nấu nước tắm hàng ngày để giảm ngứa.

Chữa nổi mề đay bằng thuốc nam là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn

hữa nổi mề đay bằng thuốc nam là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Lưu ý an toàn: Người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, làm sạch nguyên liệu trước khi thực hiện biện pháp đắp, tắm bằng lá thuốc để tránh nhiễm trùng.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân trong quá trình điều trị

  1. Nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng, giữ nhiệt độ ở mức hợp lý không quá nóng hoặc lạnh.
  2. Tránh sử dụng các thuốc có thể gây nổi mề đay như: Aspirin, NSAIDs, codeine, morphine, ức chế men chuyển.
  3. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) để thoa lên vùng da tổn thương của người bệnh nổi mề đay vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Ngoài ra, thuốc mỡ corticoides ít hiệu quả và có thể gây ra các tác dụng phụ nếu thoa trên diện tích quá lớn.
  4. Tránh sử dụng thực phẩm có thể gây dị ứng: Hải sản, trứng, cà chua, socola… Ăn nhẹ, giảm muối.
  5. Không dùng các chất kích thích như: Gia vị, rượu, cà phê, trà, thuốc lá…
  6. Khi bị nổi mề đay hạn chế gãi, chà xát da, hoạt động mạnh gây đổ mồ hôi, mặc quần áo rộng, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt.
  7. Tránh tắm nước nóng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  8. Nếu quá ngứa, khó chịu thì có thể dùng giấm thanh pha nước ấm (tỷ lệ 1 giấm : 2 nước) để thoa hoặc tắm.

Tài liệu tham khảo về nổi mề đay

Các thống kê về bệnh

Theo thống kê của Bệnh viện Da Liễu, mày đay là phát ban có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tần suất như sau: Năm 2013: 4,47% và năm 2014: 6%.

Có khoảng 20% dân số mắc bệnh nổi mề đay ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh được đánh giá là có thể tự giới hạn và chẩn đoán dễ.

Tại Anh, khoảng 3,4% trẻ em tại nước này mắc bệnh nổi mề đay, chỉ một số nhỏ ở dạng mãn tính. Đáng lưu ý, có khoảng 50-80% số trẻ bị bệnh mãn tính kết hợp với phù mạch. Mề đay do lạnh và áp lực thường đi kèm với chứng da vẽ nổi hoặc thể mạn tính.

Tuy nhiên, bệnh nổi  mề đay ở trẻ em thường ít trầm trọng hơn người lớn, đa số có đáp ứng với thuốc kháng histamin và tránh các yếu tố kích thích.

Mề đay cấp thường khởi phát vài giờ sau khi ăn và biến mất trong vòng 24 giờ. Nếu ở dạng cấp tính bị nhiễm siêu vi thì sẽ kéo dài hơn 24 giờ và có thể trong vài ngày.

Về vấn đề điều trị bệnh nổi mề đay, Tiến sĩ Mauer (Đại học Berlin) cho rằng, không có cách điều trị mề đay mãn tính cụ thể, do vậy dự phòng là vấn đề then chốt.

Tài liệu tham khảo bệnh nổi mề đay

  1. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu” – Bộ Y tế.
  2. “Tổng quan về mày đay” – Hội hen, dị ứng, miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
  3. “Các bệnh da liễu thường gặp” – Nhà xuất bản Y học.
  4. “Những điều cần biết về nổi mày đay” – Bệnh viện nhân dân 115.
  5. “Cần làm gì khi nổi mề đay” – Bác sĩ Trần Lan Anh, Báo Sức khỏe và đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
  6. Bài giảng chuyên ngành da liễu “Dị ứng thuốc” – Bệnh viện 103.

Nổi mề đay biến mất vĩnh viễn nhờ phác đồ 3 trong 1

Nổi mể đay không khó điều trị, quan trọng là phải giải quyết được tận gốc nguyên nhân bên trong bởi các tổn thương ngoài da chỉ là triệu chứng bề nổi. Hiện nay, bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm được đánh giá là sản phẩm chuyên sâu và hiệu quả hàng đầu nhờ phác đồ “TRONG UỐNG NGOÀI NGÂM BÔI” vô cùng khoa học.

Ngưu bì giải độc ẩm

Ngưu bì giải độc ẩm

Theo đó, sản phẩm Ngưu bì giải độc được bào chế từ những thảo dược trị bệnh da liễu nổi tiếng, đem đến cơ chế điều trị hoàn chỉnh bao gồm:

  • Bài thuốc uống: Bổ can, dưỡng thận, cân bằng âm dương, tăng đề kháng cho cơ thể, từ đó hồi phục hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây mề đay.
  • Bài thuốc ngâm: Loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và dầu thừa để làm sạch da an toàn, tạo tiền đề để thuốc bôi phát huy tác dụng hiệu quả
  • Bài thuốc bôi: Diệt khuẩn, chống nhiễm trùng, giảm tiết dịch, làm mềm và cấp ẩm cho da. Hỗ trợ tăng sinh da non, làm lành tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo
Cách dùng Ngưu bì giải độc ẩm

Cách dùng Ngưu bì giải độc ẩm

Bệnh nhân nổi mề đay dùng Ngưu bì giải độc ẩm bao lâu thì khỏi?

  • 3-5 ngày: Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, đỏ da giảm rõ rệt.
  • 7-10 ngày: Các nốt sần giảm dần, tổn thương bề mặt da giảm tới 60%.
  • 10-20 ngày: Chất độc có trong gan thận được đào thải, hàng rào bảo vệ da được xây dựng, tổn thương phục hồi 90%.
Phản hồi của bệnh nhân

Phản hồi của bệnh nhân

Tạm biệt chứng nổi mề đay 1 lần và mãi mãi!

Liên hệ ngay!

Người bệnh có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm hay cần tư vấn về chứng nổi mề đay của mình, vui lòng CHÁT VỚI BÁC SĨ tại khung bên dưới hoặc liên hệ theo địa chỉ:

dia-chi-nha-thuoc

 

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment