Viêm da dị ứng là bệnh về da thường gặp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và điều trị đúng đắn. Dưới đây, là một số kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân, cách đề phòng và chữa trị bệnh hiệu quả.
Những Nội Dung Chính
Viêm da dị ứng là gì ?
Bệnh viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm dần ở tuổi trưởng thành. Những người mắc bệnh thường là những người có cơ địa dị ứng cao. Ở những người này, phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào rất mạnh mẽ, kháng thể IgE tiết ra tăng cao.
Bệnh liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do các tác nhân ngoại nhân như phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn, hóa mỹ phẩm và các yếu tố gây kích thích khác. Viêm da dị ứng là một bệnh có xu hướng mãn tính. Tuy không phải là bệnh lý cấp tính gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, nguy cơ viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ nhỏ cao bởi khi ngứa ngáy các bé thường gãi và làm xây xát da. Điều này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da cùng các biến chứng có hại khác, nhẹ hì ngứa ngáy, bong tróc ra. Nặng hơn có thể dẫn đến phát ban, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.
Dấu hiệu viêm da dị ứng
Theo các chuyên gia y tế, Các triệu chứng của những bệnh da liễu nói chung thường khá giống nhau và đôi khi bị nhầm lẫn bởi những yếu tố ngoại nhân thông thường như, côn trùng đốt, dị ứng nước hoa,… Chính vì vậy, để chẩn đoán viêm da dị ứng chính xác, người bệnh cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh điển hình sau:
- Ngứa ngáy da: Đây là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất của bệnh. Bệnh nhân thường xuất hiện các đợt ngứa ngáy, tăng lên vào buổi tối về đêm.
- Xuất hiện các nốt sần nhỏ, mụn nước li ti: Hầu hết các bệnh nhan bị viêm da dị ứng đều xuất hiện các nốt mẩn đỏ, như mụn trứng cá. Tuy nhiên, các mụn này ở người bệnh là mụn nước và có xu hướng nổi ngày một nhiều.
- Da khô và bong tróc vảy: Tình trạng da khô, bong tróc khi da bị dị ứng hoặc viêm nhiễm diễn ra rất phổ biến. Điều này có thể dễ hiểu bởi khi bị viêm da dị ứng, tổn thương sẽ không còn chức năng như cấu tạo ban đầu, có thể gọi là da chết và chúng trở nên khô và bóng tróc dần.
- Các mảng da màu đỏ/ xám nâu xuất hiện rải rác: Khi bị bệnh viêm da dị ứng nhiều mảng da theo từng khu vực trên cơ thể có xu hướng, chuyển máu hoặc có các biểu hiện lạ, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng kể trên xuất hiện nhiều ở vùng nếp gấp khủy tay, cổ tay,cổ chân, đầu gối. Ở trẻ nhỏ, vị trí bị bệnh thường ở vùng đầu mặt , bệnh xuất hiện từ khoảng 2-3 tháng tuổi khiến trẻ khó chịu, mất ngủ và quấy khóc.
Biến chứng của viêm da dị ứng
Ngứa ngáy gây khó chịu rất lớn cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân thường xuyên gãi. Khi gãi, dễ gây tổn thương thêm cho da, càng làm cho tác nhân kích thích gây dị ứng xâm nhập vào sâu hơn. Đây chính là nguyên nhân gây viêm da dị ứng và tạo thành vòng tròn ngứa- gãi- ngứa. Các mảng sẩn ngứa sẽ ngày càng lan rộng hơn.
Ngoài ra, khi gãi, các mụn nước li ti sẽ bị vỡ ra dẫn đến nhiễm khuẩn nếu không được chăm sóc đúng cách. Các mụn nước khi bị nhiễm khuẩn, đôi khi, còn có mủ phía dưới. Nhiễm khuẩn khiến tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm khó điều trị và kiểm soát hơn.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Nguyên nhân của tình trạng da bị kích ứng kéo dài và viêm nhiễm chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân thường gặp sau:
- Do di truyền: Trong gia đình có người thân mắc bệnh dị ứng như viêm da dị ứng hoặc hen có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ. Đối với trẻ có cha mẹ bị bệnh, khả năng mắc bệnh lớn hơn 50%.
- Do các yếu tố ngoại nhân khác: Bị viêm da dị ứng có thể do tiếp xúc với chất kích thích như bụi bặm, phấn hoa, hóa mỹ phẩm. Do ăn thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, sữa, thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế.
- Các yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh: Theo mùa (bệnh viêm da dị ứng thường gặp vào mùa hè do mùa này nhiều phấn hoa), trẻ nhỏ sống ở các khu đô thị , các môi trường nhiều khói bụi, đầu óc căng thẳng, tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa, hóa chất.
Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng
Chẩn đoán xác định bệnh viêm da dị ứng hầu hết dựa vào lâm sàng. Các bác sĩ sẽ quan sát và thăm khám tình trạng ngứa, các vết sẩn, mụn nước và các tổn thương khác trên da. Từ đó đưa ra chẩn đoán xác định bệnh.
Các cận lâm sàng và xét nghiệm thường ít được ứng dụng. Trong trường hợp bệnh nhân viêm da dị ứng có nhiễm trùng, xét nghiệm sẽ được chỉ định để đánh giá mức độ bệnh và hướng điều trị phù hợp.
Chẩn đoán phân biệt: Viêm da dị ứng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:
- Viêm da tiếp xúc
- Viêm da tiết bã
- Ứ viêm da
Cách chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả
Hướng điều trị
Hiện viêm da dị ứng không có điều trị triệt để mà hầu hết là điều trị triệu chứng. Sau quá trình điều trị, cần đạt được những mục tiêu sau:
- Giảm ngứa, giảm đau
- Giảm cảm giác khó chịu, giảm bong tróc, khô da
- Ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát
- Hạn chế các đợt bùng phát của bệnh
Điều trị viêm da dị ứng cụ thể
Trong đợt cấp, bệnh nhân thường được chỉ định các thuốc chống viêm, kháng histamine , dưỡng ẩm và kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
- Thuốc chữa viêm da dị ứngchống viêm: Thông thường là thuốc chống viêm dạng bôi. Các thuốc này có chứa corticoid như hydrocortisol, betamethasone có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, chống tổng hợp collagen. Khả năng chống viêm và kiểm soát bệnh của thuốc này khá tốt.
- Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc trị viêm da dị ứng này có tác dụng giảm ngứa, bao gồm thế hệ 1 và 2. Hiện tại, thế hệ 2 như loratadin, certirizin … được ưa chuộng hơn.
- Thuốc dưỡng ẩm: Giúp tăng độ ẩm và dưỡng chất cho da. Thuốc ngăn ngừa sự bong tróc, khô da, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi bệnh nhân mà chỉ định loại phù hợp.
- Thuốc kháng sinh chữa viêm da dị ứng: Trong đợt cấp cần chống nhiễm khuẩn , nhất là nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng. Các thuốc thuộc nhóm Penicilin hoặc Cephalosporin thường được chỉ định.
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng
- Tránh các yếu tố dị nguyên như : Phấn hoa, bụi, xà phòng, chất tẩy rửa. Không hoặc hạn chế ăn những thức ăn mà trong quá khứ từng gây đợt bùng phát viêm da.
- Giữ ẩm cho da thường xuyên: Nên dưỡng ẩm cho da hàng ngày với các sản phẩm phù hợp tình trạng da của bạn.
- Người bệnh viêm da dị ứng tránh căng thẳng, stress kéo dài
- Giữ da luôn sạch sẽ, ở trẻ nhỏ, nên đeo bao tay trong đợt cấp, tránh tình trạng trẻ gãi gây nhiễm trùng.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/