Nổi mề đay ở chân là một căn bệnh khá phổ biến và gây ra rất nhiều khó chịu cho những ai mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Những Nội Dung Chính
Nổi mề đay ở chân có nguy hiểm không ?
Nổi mề đay ở chân là tình trạng da ở chân bị phát ban do dị ứng, gây xuất hiện những nốt mẩn và ngứa (nốt mề đay). Các nốt mẩn là các đốm màu đỏ hồng, kích thước không đồng đều. Các triêu chứng của bệnh có thể bắt đầu xuất hiện ở gan bàn chân, cẳng chân hay vùng đùi.
Nổi mày đay ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại làm cho người bệnh khó chịu cả ngày, cả khi bệnh nhân thức lẫn khi bệnh nhân đi ngủ.
Vùng da bị tổn thương khiến cho vi khuẩn có hại dễ bị tấn công và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở chân
Có nhiều lý do khiến chân bị nổi mày đay, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Do dị ứng
Dị ứng làm cho bất kỳ vùng nào ở 2 chân đều có thể bị mề đay. Tình trạng dị ứng xuất hiện do nhiều lý do khác nhau.
Các loại dị ứng hay gặp như:
- Dị ứng thức ăn như hải sản, sữa, động vật giáp xác,… là tác nhân dễ gây dị ứng.
- Dị ứng với dị nguyên là hóa chất, mỹ phẩm hay ánh sáng mặt trời.
- Dị ứng thời tiết.
- Dị ứng với dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa,…
Bệnh do nhiều nguyên nhân cho dù được đánh giá là không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng lúc và đúng cách có thể gây biến chứng như sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
Nổi mề đay ở chân do côn trùng cắn
Đây là một nguyên nhân gây nổi mày đay ở chân rất phổ biến. Ở nước ta khí hậu nóng bức, ẩm thấp vào mùa hè là khoảng thời gian thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại côn trùng.
Phần lớn khi bị côn trùng cắn các trường hợp sẽ có các biểu hiện khá giống nhau. Bên cạnh triệu chứng nổi mề đay ở chân thì đi kèm một số triệu chứng như sưng nề, ngứa, đau tấy ngay tại chỗ bị cắn.
Yếu tố thời tiết
Bệnh hay phát sinh sau khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa nhiều, độ ẩm cao, hay vào thời điểm giao mùa. Khi thời tiết ổn định, các biểu hiện bệnh thường tự giảm nhẹ hơn. Nguyên nhân này thường khiến bệnh lặp lại theo chu kỳ trong năm, rất khó dự phòng và khắc phục.
Nổi mề đay ở chân do tác dụng phụ của thuốc
Bệnh hay gặp ở những người dùng các thuốc kháng sinh hay chống viêm non – steroid (NSAID). Tình trạng này có thể hết sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc gây ra bệnh mề đay.
Các bệnh nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng cấp tính (sốt phát ban, sởi,…) có thể gây ra mề đay ở chân thậm chí nổi ở toàn thân. Do việc tăng thân nhiệt khi bệnh nhân bị sốt cao.
Nổi mày đay do nguyên nhân này ít khi gây sưng đau hay ngứa ngáy. Và khi bệnh nhiễm trùng được điều trị đúng cách và thuyên giảm thì tình trạng của bệnh cũng tự giảm theo.
Bệnh lý ở da và cơ quan khác
Bệnh lý ở da gây nên tình trạng này như: Viêm da tiếp xúc, tổ đỉa, tay chân miệng, vảy nến,…
Các bệnh lý khác cũng gây nổi mày đay ở chân như: Bệnh ở tuyến giáp, tiểu đường typ1, người không dung nạp được bia, rượu,…
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Trẻ bị nổi mề đay ở chân phải làm sao?
Đầu tiên, tránh cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng bởi đây là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh.
Rửa sạch với nước ấm những vùng da bị mề đay, không sử dụng xà phòng để rửa cho trẻ.
Cho trẻ ngâm cả cơ thể vào trong nước nóng giúp cho trẻ giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ sẽ đỡ quấy khóc hơn.
Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ nhằm không cho trẻ gãi khi ngứa trên da, tránh dẫn đến bội nhiễm thông qua vết thương xây xát, chảy nước hay rỉ máu.
Trong trường hợp trẻ ngứa quá, đắp vào chỗ da bị ngứa miếng gạc lạnh, để giảm ngứa, giảm viêm. Tuy nhiên, không đắp liên tục cả ngày, mỗi lần nên đắp khoảng 10 phút trở xuống, khoảng cách giữa 2 lần ít nhất là 2 giờ đồng hồ.
Mặc quần áo rộng dài tay, sạch sẽ, thoải mái, dễ dàng thấm hút mồ hôi giúp bảo vệ da và tránh sự xâm nhập của tác nhân gây hại vào cơ thể trẻ..
Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp mẹo dân gian như: Tắm lá khế, xông hơi lá kinh giới,…
Tuy nhiên, khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bị mề đay thì gia đình nên đưa trẻ tới bác sĩ khám ngay để tránh gây ra hậu quả không mong muốn.
Cách chữa nổi mề đay ở chân
Chữa bệnh bằng thuốc
Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê cho bạn tùy theo kết quả sau khi thăm khám:
- Thuốc kháng thụ thể Histamin H1: Dùng trong trường hợp nổi mề đay với nguyên nhân do dị ứng. Cơ chế của thuốc đó là nó sẽ ức chế giải phóng Histamin. Không gây ra các hiện tượng do dị ứng thuốc mà Histamin gây ra. Một số thuốc hay được sử dụng như: Desloratadine, Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
- Thuốc trị nổi mề đay chống viêm có Corticoid: Dùng khi tình trạng mề đay gây nên triệu chứng của phù mạch. Tùy thuộc mức độ của phù mạch mà bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc đường uống hay đường tiêm, tuy nhiên tất cả thì đều với mục đích là giảm viêm, ngứa và sưng đỏ. Nhóm thuốc này thì có hiệu quả rất cao nhưng lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn rất nghiêm trọng, do đó cần thận trọng khi dùng.
Điều trị nổi mề đay không dùng thuốc
Áp dụng với bệnh mức độ nhẹ:
- Chườm đá vào vùng da bị bệnh: Khi nhiệt độ thấp sẽ gây co mạch máu ở da, giúp làm dịu da và phòng ngừa tình trạng mề đay tiến triển rộng sang các vùng lân cận, hơn thế nữa, chườm lạnh cũng giúp giảm viêm sưng và ngứa ngáy.
- Tăng lượng nước uống mỗi ngày: Bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm duy trì độ ẩm cho làn da, giảm viêm tấy và ngứa cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất giúp đào thải chất không có lợi cho cơ thể.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Giúp cấp ẩm cho da từ đó khiến da dịu hơn, giảm sự nổi mày đay ở vùng chân.
- Cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể: Vitamin C có khả năng làm tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Tích cực ăn các thực phẩm giàu vitamin C làm ức chế khả năng giải phóng Histamin, từ đó giúp giảm tình trạng của bệnh.
Trên đây là một số thông tin về bệnh nổi mề đay ở chân, ở trẻ nhỏ và cách chữa trị mà bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám và điều trị đúng đắn.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/