Câu hỏi “tại sao suy thận gây tăng huyết áp và các biến chứng khác của bệnh” là những vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Mời bạn đọc tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết.

Suy thận gây tăng huyết áp là một biến chứng nguy hiểm
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp?
Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng do nhiều nguyên nhân. Theo như nghiên cứu “tăng huyết áp xảy ra ở 85-95% bệnh nhân mắc bệnh suy giảm chức năng thận mạn tính”.
Trong cuốn “Bệnh thận và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận” (NXB Y học) đã nêu rõ: “Một trong những chức năng quan trọng của thận là tiết ra những kích thích để kiểm soát sự xuất nhập của nước, khoáng sodium và potassium. Thận góp phần vào việc cấu tạo hồng huyết cầu, điều hòa huyết áp, giữ huyết áp bình thường”.
Do vậy, khi thận suy giảm chức năng, nhiệm vụ điều hòa huyết áp không còn được thực hiện tốt nữa, nguy cơ huyết áp tăng cao là rất dễ xảy ra. Đồng thời, khi bị bệnh, thể tích mạch máu bị dãn nở, cùng với đó sẽ làm gia tăng sức cản của mạch toàn thân, dẫn đến không kiểm soát được huyết áp.
Suy thận gây tăng huyết áp, ngược lại, tăng huyết áp cũng tạo ra những tác động không nhỏ làm ảnh hưởng đến thận. Tăng huyết áp là tình trạng áp lực dòng máu cao, sẽ siết và xối mạnh vào các thành mạch máu, phá hủy các mạch máu trong cơ thể, trong đó có cả màng lọc máu của thận. Kéo theo đó, thận giảm khả năng lọc bỏ chất cặn bã, dần dần suy giảm chức năng.
Ngoài ra, lượng máu được cung cấp đến thận cũng bị suy giảm gây ra bệnh lý về thận khác như thận ứ nước, thận hư.

Chức năng thận suy giảm làm cho huyết áp tăng cao
Một số biến chứng khác của bệnh suy thận
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Câu trả lời đã được các chuyên gia giải đáp. Ngoài ra, tình trạng thận suy giảm chức năng nếu cứ để kéo dài mà không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác. Cụ thể:
Gây ra thiếu máu
Một chức năng quan trọng nữa của thận trog cơ thể là tạo ra nội tiết tố erythropoetin. Chất này có vai trò kích thích tủy xương, tạo ra hồng cầu. Hồng cầu lại chứa hemoglobin chuyên chở oxy. Khi thận bị suy, thận không thực hiện tốt chức năng này, hồng cầu bị thiếu hụt, cơ thể sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết nữa. Do vậy mà cơ thể bị thiếu máu, gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung, khó thở, mệt mỏi,…
Các biến chứng về tim mạch
Trong số các biến chứng do bệnh gây ra, biến chứng tim mạch chiếm 50 đến 80%. Ngoài tình trạng tăng huyết áp như đã đề cập ở trên, các bệnh lý về tim mạch có thể gặp phải là viêm màng ngoài tim khô hoặc không có dịch, bệnh mạch vàng, phì đại thất trái, van tim,…
Cụ thể là:
- Biến chứng viêm màng ngoài tim khô hoặc không có dịch
Biến chứng này xuất hiện khi suy thận đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Vào lúc này, trong cơ thể người bệnh, lượng ure trong máu rất cao, biểu hiện lâm sàng là máu bị tràn ra ngoài.
- Biến chứng van tim
Thận suy gây nên những tác động xấu cho cơ thể, khiến cho van và tổ chức dưới van bị vôi hóa. Đồng thời, các buồng tim cũng bị giãn ra. Do đó mà dẫn tới hở van tim. Vôi hóa van hai lá, vôi hóa van động mạch chủ là những biến chứng van tim hay gặp nhiều nhất.
⇒ Tư vấn: Bị suy thận nên ăn gì và kiêng ăn gì theo gợi ý của bác sĩ bệnh viện

Suy thận còn gây ra các biến chứng về tim mạch
Biến chứng về thần kinh
Rối loạn đại tiểu tiện khi thận suy giảm chức năng sẽ khiến cơ thể mắc phải hội chứng tăng ure máu, kéo theo đó là rối loạn thần kinh cơ, thậm chí có thể gây nên hôn mê và co giật.
Các bệnh về xương khớp
Ngoài việc bệnh suy thận gây tăng huyết áp thì khi bị bệnh, cơ thể người bệnh có thể bị rối loạn cân bằng 2 chất canxi và photpho, vì thế mà canxi trong xương bị thiếu hụt. Thêm nữa, chức năng đào thải chất độc của thận không hoạt tốt, kéo theo lượng photpho thừa không được đào thải ra bên ngoài. Khi nồng độ photpho trong máu tăng cao, cơ thể buộc phải chuyển hóa canxi trong xương ra máu. Như vậy, lượng canxi trong xương càng ngày càng giảm, gây ra biến chứng loãng xương.
Do đó, khi bị bệnh, nếu như muốn làm giảm thiểu nguy cơ sinh ra biến chứng loãng xương, bạn nên:
- Bổ sung thêm cho cơ thể những thực phẩm giàu canxi, vitamin D,..
- Hạn chế photpho trong khẩu phần ăn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
Bệnh đái tháo đường
Suy giảm chức năng thận khiến lượng đường trong máu tăng cao, mỡ tích tụ ngày càng nhiều trong động mạch, dẫn đến hình thành các cục máu đông. Dần dần sẽ sinh ra biến chứng đái tháo đường.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “tại sao suy thận gây tăng huyết áp” của đa số các bệnh nhân. Cùng với đó là các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Mong rằng, bài viết sẽ giúp ích được cho độc giả trong quá trình bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: