Chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác tiểu buốt một vài lần trong đời. Đây là một cảm giác không mấy dễ chịu và đôi khi còn gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị chứng tiểu buốt trong bài viết sau.
Những Nội Dung Chính
Tiểu buốt là bệnh gì?
Tiểu buốt là tình trạng khó tiểu tiện, mỗi khi đi tiểu sẽ gây đau đớn, nóng rát, khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau buốt này có thể xuất phát từ bàng quang, vùng đáy chậu hoặc vùng niệu đạo.
Theo phân loại của y học hiện đại, tiểu buốt cùng với tiểu rắt đều nằm trong nhóm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Nguyên nhân tiểu buốt
Có nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt, trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không phải bệnh lý.
Nguyên nhân do bệnh lý
- Tiểu buốt do một số bệnh phụ khoa: Nữ giới mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm đường tiết niệu… thường bị chứng tiểu buốt hành hạ, bên cạnh các triệu chứng đặc trưng khác của bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa như: Vệ sinh thân thể không sạch sẽ (đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt), nguồn nước tắm rửa bị ô nhiễm, quan hệ tình dục mạnh bạo… khiến cho vi khuẩn, vi trùng, nấm có cơ hội xâm nhập vào vùng kín rồi gây bệnh.
- U xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… là những bệnh gây ra tình trạng tiểu buốt ở nữ giới.
- Một số bệnh nam khoa: Nam giới bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, xoắn tính hoàn… đều gặp phải triệu chứng tiểu buốt khó chịu.
- Bệnh ở tuyến tiền liệt của nam giới: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt/u xơ tuyến tiền liệt… là những bệnh rất dễ gặp ở nam giới trung niên. Bệnh chủ yếu sinh ra do vi khuẩn, nấm, rối loạn hệ miễn dịch hoặc do một bệnh lý liên quan gây ra.
- Bệnh sỏi thận: Sự hình thành của các viên sỏi do lắng đọng canxi ở thận hoặc đường tiết niệu gây ra tiểu buốt do sỏi cọ sát vào đường tiết niệu.
- Bệnh đái tháo đường: Khi lượng đường trong máu quá cao thì nó sẽ được đào thải ra nước tiểu trong quá trình thận làm việc hết sức để giảm đường. Đây cũng là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn sinh sôi và gây nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh đi tiểu sẽ có cảm giác tiểu buốt, đau.
- Chứng táo bón, tiêu chảy: Khiến bàng quang bị trống rỗng, gây nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, âm đạo.
- Bệnh lậu: Đây là một bệnh lây truyền thông qua việc quan hệ tình dục. Tiểu buốt cùng với cảm giác đau khi tiêu tiểu, có dịch mủ trắng lẫn trong nước tiểu… là những triệu chứng điển hình của bệnh này.
Một số nguyên nhân gây tiểu buốt khác
- Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sự thay đổi về nội tiết, môi trường âm đạo…
- Nhịn tiểu, bí tiểu: Càng nhịn tiểu lâu trong khi bàng quang đã đầy nước tiểu thì càng làm gia tăng sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn vào bàng quang, gây nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến tiểu buốt. Ngoài ra, khi nhịn tiểu quá lâu đến khi đi tiểu các cơ bàng quang không còn co giãn bình thường nữa khiến người bệnh phải rặn thì nước tiểu mới ra, gây đau buốt.
- Mặc đồ lót không thoải mái: Đồ lót không thông thoáng, quá chật chính là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển từ độ ẩm âm đạo.
- Băng vệ sinh bẩn: Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu không thay băng thường xuyên (4 tiếng/ lần) thì vi khuẩn có thể phát triển và gây nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến đi tiểu buốt.
Đặc điểm tiểu buốt ở nữ giới
Khi bị tiểu buốt, nữ giới sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới mỗi khi đi tiểu tiện.
- Trong khi quan hệ tình dục, phụ nữ bị tiểu buốt thường có cảm giác đau rát tại bộ phận sinh dục, đau râm ran ở vùng bụng rất khó chịu.
- Nếu nguyên nhân gây tiểu buốt là do viêm âm đạo thì sẽ gây ngứa âm đạo, cảm giác đau nhói, đau nhức hoặc có các biểu hiện bất thường như: Ra nhiều khí hư, có mùi hôi khó chịu tại âm đạo, dịch âm đạo có màu bất thường, quan hệ tình dục rất đau.
- Nếu nguyên nhân tiểu buốt là do viêm bàng quang thì khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau ở phần bụng dưới, đau gần bàng quang, đi tiểu nhiều bất thường, không thể kiểm soát được bàng quang, nước tiểu lắt nhắt ít một, có mùi khai nồng và có thể có cả máu.
Đặc điểm tiểu buốt ở nam giới
Khi bị tiểu buốt, nam giới có thể có các biểu hiện đặc trưng như:
- Có dịch nhầy ở niệu đạo, mẩn đỏ quanh phần đầu của niệu đạo, có dịch chảy ra tại đầu dương vật.
- Tiểu buốt còn kèm theo tình trạng đi tiểu nhiều lần bất thường, không nhịn được tiểu mà phải đi ngay, nước tiểu thường đục ngầu.
- Nam giới có thể bị đau ở phần lưng trên, đau ở vùng bụng dưới, kèm theo cảm giác buồn nôn/nôn, người sốt cao hầm hập nhưng lại có cảm giác ớn lạnh.
- Người bị tiểu buốt có thể bị nước tiểu nhỏ lắt nhắt chứ không chảy thành dòng, cảm giác buốt rát khi tiểu tiện, có thể có lẫn máu trong nước tiểu.
- Tinh hoàn, bìu, mào tinh hoàn bị sưng đỏ và đau.
- Giảm ham muốn, ngại quan hệ tình dục.
- Mệt mỏi, đau trực tràng.
Cách chữa trị bệnh tiểu buốt
Điều trị bằng thuốc Tây
Để điều trị tận gốc chứng bệnh này, bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân tiểu buốt. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
- Nếu tiểu buốt do nguyên nhân viêm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc viêm bể thận: Người bệnh sẽ được điều trị tình trạng viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn bằng một số loại kháng sinh theo chỉ định.
- Nếu do nguyên nhân viêm âm đạo: Người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh kháng Trichomonas hoặc một loại kháng sinh nào đó tùy theo loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn được điều trị tiểu buốt bằng cách đặt thuốc vào âm đạo hoặc thoa kem theo chỉ định.
Bài thuốc dân gian điều trị tiểu buốt
- Bí xanh: Lấy một quả bí xanh gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn để vắt lấy nước cốt. Chỗ nước này cho thêm một chút muối rồi uống trong ngày. Ngoài ra, có thể ăn sống trực tiếp hoặc luộc lên ăn hàng ngày, kết hợp với uống nước bí luộc cũng trị tiểu buốt rất tốt.
- Sắn dây: Sắn dây đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng miếng mỏng, phơi khô, sấy giòn, giã nhỏ và đem rây mịn. Người bị tiểu buốt dùng bột sắn dây hòa với nước và đường để uống hàng ngày.
- Bèo cái: Bèo cái bỏ rễ, rửa sạch. 1 nắm lá thài lài, 1 nắm lá cỏ tranh và 1 nắm lá mã đề. Tất cả đem rửa sạch rồi đem sao vàng. Khi hỗn hợp nguội thì cho vào ấm sắc với nước uống. Có thể cho thêm một chút đường cho dễ uống.
Cách phòng tránh bệnh tiểu buốt
Hoàn toàn có thể kiểm soát được chứng tiểu buốt bằng cách chú ý các điều sau khi sinh hoạt, ăn uống hàng ngày:
- Tránh dùng các chất tẩy rửa có hương liệu cho vùng kín để hạn chế kích ứng tại vùng kín, nhờ đó phòng tránh bệnh tiểu buốt.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- Trong ăn uống, nên hạn chế các thực phẩm có thể gây kích ứng bàng quang như: Thực phẩm cay nóng, cà chua, chất tạo ngọt nhân tạo, thực phẩm có tính acid cao như đồ muối chua. Đây đều là những tác nhân có thể gây tiểu buốt.
- Nên ăn nhạt, điều chỉnh ăn hợp lý các loại trái cây và nước trái cây, uống nước hợp lý trong ngày.
Trên đây là những thông tin về chứng tiểu buốt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám chính xác nguyên nhân bệnh lý. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/