Trong y học, có rất nhiều phương pháp để điều trị đau dây thần kinh tọa, trong đó những bài thuốc Nam cũng là lựa chọn rất tốt. Người bệnh hãy tham khảo các cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu dưới đây để giúp giảm triệu chứng đau nhức và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Những Nội Dung Chính
Công dụng chữa đau thần kinh tọa của ngải cứu
Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị kích ứng hoặc tổn thương gây ra những cơn đau từ lưng xuống chân. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đó là do đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Ngoài ra, tình trạng sưng, viêm khớp, thoái hóa dây thần kinh tọa hay dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi khối u cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh đau dây thần kinh tọa phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau, tê cứng, ngứa ran từ lưng xuống mọc, lan dọc theo cẳng chân. Cơn đau lúc thì âm ỉ, khi thì dữ dội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sự di chuyển của người bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh, ngày nay một số biện pháp dân gian như chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu cũng được các chuyên gia khuyên dùng, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh.
Đã từ lâu ngải cứu đã được người dân Việt Nam coi như một vị thuốc quý, có tác dụng trong việc điều trị đau bụng kinh, đau đầu, thanh nhiệt, giải độc,…
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm mang lại tác dụng chống viêm, tuần hoàn máu nên sử dụng rất tốt cho các trường hợp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cũng như một số bệnh lý về xương khớp khác.
Ngày nay, y học cũng chứng minh được trong ngải cứu có chứa hoạt chất cinelo, dehydro matricaria este, thuyon. Đây đều là những chất có tác dụng giảm cơn đau xương do bệnh đau dây thần kinh tọa gây nên.
Chính vì những đặc tính như trên, ngải cứu đã được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa. Dưới đây là một số cách dùng ngải cứu chữa đau dây thần kinh tọa:
Xem thêm bài viết: Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không và cách chữa tốt nhất
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Có rất nhiều bài thuốc dùng ngải cứu để điều trị căn bệnh đau dây thần kinh tọa, dưới đây là những cách phổ biến và đem lại hiệu quả tốt nhất:
Dùng ngải cứu và muối
Muối cũng là một nguyên liệu có công dụng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Với sự kết hợp của muối sẽ giúp thúc đẩy nhanh các hoạt chất trong ngải cứu thấm sâu vào trong khớp xương, từ đó giúp gia tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.
Cách làm đơn giản như sau:
- Người bệnh chuẩn bị một nắm ngải cứu và một chút muối hạt trắng.
- Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo, sau đó cho lên chảo sao cùng với muối hạt cho đến khi nóng.
- Cho hỗn hợp này vào một tấm khăn sạch và đắp trực tiếp lên khu vực bị đau trong khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần cách này, áp dụng liên tục mỗi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Cho hỗn hợp này vào miếng vải bọc sạch và đắp lên khu vực đĩa đệm bị tổn thương. Kiên trì thực hiện bài thuốc chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối sẽ giảm nhanh các cơn đau khó chịu của bệnh gây ra.
Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và mật ong
Mật ong không chỉ là nguyên liệu làm đẹp được chị em trọng dụng mà nó còn là thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại gốc tự do độc hại, ngăn ngừa tình trạng viêm. Từ đó mang lại lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, đặc biệt là chứng đau dây thần kinh tọa.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: 1 bó ngải cứu, 2 thìa mật ong, ½ thìa muối.
- Ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn
- Muối pha với nước ấm sau đó cho vào phần ngải cứu đã được xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
- Hòa tan mật ong trong hỗn hợp trên, chia thành 2 phần rồi uống trong ngày
- Kiên trì sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa giảm đi rõ rệt.
Ngâm nước lá ngải cứu
Ngâm chân bằng ngải cứu giúp tinh thần thư thái, thoải mái, giảm stress và căng thẳng rất tốt. Bên cạnh đó cách làm này còn giúp tăng cường lưu thông máu cơ thể, đặc biệt là những vị trí bị tổn thương.
Người bệnh cần chuẩn bị 1 bó ngải cứu, 2 thì muối và một cái chậu nhôm.
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo sau đó cho vào ấm.
- Đun sôi ngải cứu với 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Tiếp đến bạn cho mỗi vào nồi rồi tắt bếp.
- Chờ nước nguội hoặc chế thêm nước lạnh để để nóng rồi tiến hành ngâm chân trong vòng 15 phút.
Với phương pháp này, bạn nên kiên trì áp dụng đều đặn 2-3 lần mỗi tuần. Thời điểm thích hợp để ngâm chân là vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Lưu ý, người bệnh không nên ngâm chân quá lâu để tránh trường hợp bị tụ máu dưới chân, khiến bạn mệt mỏi hơn.
Điều trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và giấm gạo
Dùng ngải cứu và giấm gạo xoa bóp dọc theo đường dây thần kinh tọa sẽ giúp tình trạng đau, nhức được thuyên giảm một cách rõ rệt.
Người bệnh chuẩn bị 300g ngải cứu và 200m giấm gạo.
- Ngải cứu đem rửa sạch, giã nát. Sau đó trộn đều với giấm gạo rồi cuối cùng đem đun nóng.
- Cho hỗn hợp trên vào một chiếc khăn sạch rồi chườm lên vùng bị đau khoảng 20 phút
- Để đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, người bệnh nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày.
Trong quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa bằng ngải cứu, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Ngải cứu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe là thế, tuy nhiên người không có bệnh không nên lạm dụng uống nước ngải cứu thay trà để tránh bị ngộ độc.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú muốn sử dụng bài thuốc từ ngải cứu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu có khả năng cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra khá tốt. Tuy nhiên, biện pháp này không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Ở những bệnh nhân ở trường hợp nghiêm trọng hơn nên đi thăm khám và điều trị ở bệnh viện.
- Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như áp dụng bài thuốc ngải cứu tại nhà, người bệnh mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để rèn luyện thân thể bằng các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga,… Tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn nên chọn những bài tập phù hợp, để tránh gặp chấn thương.
- Tinh thần căng thẳng là tác nhân lớn khiến đau dây thần kinh tọa trở lên trầm trọng hơn. Bởi vậy, người bệnh trong quá trình điều trị cần giữ cho tinh thần thoải mái bằng cách giảm khối lượng công việc, dành thời gian cho các hoạt động giải trí, trút bỏ gánh nặng, suy nghĩ tích cực,…
Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/