Đau thần kinh tọa khi mang thai là nỗi ám ảnh dành cho các chị em khi được nhắc đến. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề này và cách giải quyết như thế nào cho hiệu quả? Mọi người hãy cùng tham khảo ý kiến từ phía các chuyên gia y tế trong bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa là một chứng bệnh lý về xương khớp xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi và đối tượng người bệnh. Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ và khó chịu chạy xong từ cột sống lưng lan dần ra các bộ phận trong cơ thể. Từ đó cản trở sinh hoạt và gây bao nỗi phiền toái cho cuộc sống của nhiều người.
Những Nội Dung Chính
Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?
Thông thường, khi phụ nữ bước vào giai đoạn thai kỳ sẽ gặp một số bất lợi về sức khỏe cơ thể như mắc phải các bệnh về tâm lý, dạ dày, sinh lý hay đau thần dây kinh tọa.
Theo các chuyên gia, đau thần kinh tọa sẽ khiến các chị em phụ nữ đau nhức khó chịu khu vực cột sống lưng và làm ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có xu hướng hình thành và biến mất ngay sau khi phụ nữ sinh con nên sẽ không có nguy hiểm đặc biệt đến tính mạng.
Tuy nhiên, nếu như các chị em không phát hiện được bệnh cũng như có phương án ngăn ngừa, điều trị hợp lý sẽ có nguy cơ biến chứng thành các bệnh về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay gai xương cột sống…
Nguyên nhân đau thần kinh tọa khi mang thai
Để có thể sớm điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả, việc tìm hiểu về nguyên nhân hình thành nên bệnh là điều nên làm hơn cả.
Sau đây là những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng bệnh đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai theo các chuyên gia nhận định:
- Do trong quá trình mang thai, thai nhi dần trở lên phát triển khiến cho sức nặng của đứa trẻ sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống của phụ nữ khiến các đốt sống và đĩa đệm dễ bị tổn thương.
- Sự gia tăng hormone relaxin khi mang thai cũng khiến cho các cơ và dây chằng ở khu vực xương chậu giãn nở và trở lên lỏng lẻo hơn. Khi đó, các dây thần kinh tọa dễ gặp phải tổn thương do các tác nhân bên ngoài.
- Một số trường hợp đĩa đệm của chị em bị trượt ra khỏi ống sống do thoát vị dẫn đến hình thành lên bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai.
- Tử cung mở rộng dẫn đến tình trạng nằm đè lên các dây thần kinh ở khu vực phía dưới của cột sống.
- Ngực và bụng phát triển to lên vô tình kéo theo tư thế cột sống của phụ nữ bị sai lệch, hướng về trước dẫn đến chèn ép vào các dây thần kinh tọa.
Ngoài ra sự co thắt cơ piriformis nằm ở vị trí sâu trong mông cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cách chữa đau thần kinh tọa khi mang thai
Để có thể điều trị căn bệnh này hiệu quả, các chuyên gia y tế đưa ra một số phương pháp dưới đây:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Các bài tập chữa đau dây thần kinh tọa cho bà bầu
Trong trường hợp bệnh mới tiến triển ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể thực hiện một số các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để giảm đau và cải thiện tình hình bệnh tại nhà hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Điều trị đau thần kinh tọa bằng châm cứu có khỏi được không?
Sau đây là các bài tập rất tốt để chữa đau thần kinh tọa dành cho mẹ bầu:
- Bài tập kéo dài cơ piriformis: Đặt chân trái lên đầu gối trên phải. Thực hiện nghiêng người hướng về phía trước sao cho lưng vẫn giữ thẳng. Tiến từ từ đến khi cảm nhận thấy cơ lưng bị giãn ra thì dừng lại và giữ trong vòng 30 giây rồi thả lỏng về vị trí cũ. Lặp lại với bên còn lại.
- Bài tập tư thế em bé: Chị em tập tư thế quỳ trên thảm hoặc nệm, mở rộng hai đầu gối và co chân vào với nhau tạo thoải mái hết sức có thể. Thực hiện đưa người về phía trước và đặt úp hai lòng tay lên phía trên đầu, giữ lưng thẳng. Thực hiện hít thở đều đặn để cảm nhận cơ được kéo giãn ở vai và lưng.
- Bài tập xoa bóp lưng dưới: Nằm trên sàn nhà với một quả bóng tennis ở phía dưới lưng rồi lăn qua lăn lại nhẹ nhàng.
Sử dụng điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai bằng thuốc
Trong trường hợp các triệu chứng đau nhức ảnh hưởng quá nhiều vào sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe người bệnh. Các bác sĩ sẽ chỉ định chị em sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Một số loại thuốc chị em có thể tham khảo:
- Thuốc giảm đau Acetaminophen: Có tác dụng giảm đau nhanh chóng mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Ibuprofen, Naprofen, Piroxicam…có tác dụng trị bệnh tốt nhưng lại không được khuyến cáo sử dụng vì dược tính mạnh.
- Thuốc tiêm steroid: Sử dụng trong trường hợp cơn đau quá nặng mà thuốc không có tác dụng giảm triệu chứng đau.
Sử dụng vật lý trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc trong điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo thêm phương pháp vật lý trị liệu có thể thực hiện tại nhà để giúp cải thiện tình trạng bệnh như sau:
- Sử dụng túi chườm đá lạnh hoặc đá nóng ở khu vực lưng hay mông.
- Thực hiện tắm và rửa sạch cơ thể bằng nước ấm.
- Châm cứu, xoa bóp các khu vực đau nhức trước khi đi ngủ để cải thiện bệnh và giấc ngủ tốt hơn.
- Tập luyện các bài tập giãn cơ, yoga.
Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về vấn đề đau thần kinh tọa khi mang thai và cách chữa trị, điều trị bệnh hiệu quả theo khuyến cáo từ chuyên gia. Để có thể giúp cải thiện bệnh đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên gia y tế nơi đây sẽ đưa ra tư vấn phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/