Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không và có nên chạy bộ không?

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không? Liệu quá trình đi bộ chạy bộ có ảnh hưởng gì đến cột sống của người bệnh vốn đã yếu ớt, dễ bị tổn thương này hay không? Những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Cột sống bị thoái hóa là một trong những tình trạng thường gặp phải ở cột sống. Khi cột sống bị lão hóa hoặc bị tác động ngoại lực sẽ khiến đĩa đệm thoát vị ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu, chèn ép rễ thần kinh gây ra đau và tổn thương liên quan đến các lỗ liên hợp cột sống.

Bị thoái hóa cột sống khiến bệnh nhân hạn chế khả năng vận động, hoạt động uyển chuyển, mượt mà như trước nữa, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó khăn khi đi lại hay vận động làm việc. Ngoài ra bệnh còn gây chèn ép các dây thần kinh khiến chúng bị tổn thương, về lâu dài sẽ dẫn đến mất cảm giác,…

Thoái hóa cột sống làm người bệnh khó khăm trong vận động

Thoái hóa cột sống làm người bệnh khó khăm trong vận động

Nói chung, người bệnh luôn cần phải hạn chế vận động để tránh tổn thương đến cột sống, đến các dây thần kinh khiến bệnh trầm trọng hơn.

Đó cũng là lý do mà nhiều người hiện nay nghĩ rằng thoái hóa cột sống thì không nên đi bộ. Tuy nhiên ngược lại, các chuyên gia y tế cho biết, đi bộ là một môn thể thao thực sự thích hợp với người mắc bệnh cột sống bị thoái hóa

Thay vì chỉ nghỉ ngơi, hạn chế vận động khiến xương khớp trở nên kém linh hoạt thì người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ bởi đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể là:

Tăng cường được chất dinh dưỡng đến cột sống

Chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ thì đĩa đệm cũng đủ khả năng tự sửa chữa những tổn thương của mình. Đặc biệt đối với tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa do thiếu chất dinh dưỡng thì đi bộ cũng là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao.

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Đi bộ giúp cải thiện độ đàn hồi

Thoái hóa đốt sống là tình trạng mà đĩa đệm và cả cột sống đều giảm đi độ đàn hồi rất nhiều. Đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn từ đó tăng cường độ đàn hồi cho đĩa đệm và xương khớp. Nhờ đó, người bệnh có thể đi lại, vận động như cúi gập người, nghiêng ngửa người hay khuân vác các đồ vật nhỏ nhẹ,… cũng dễ dàng hơn.

Đi bộ đều đặn giúp giảm đau nhức

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Khi các đốt sống và đĩa đệm đàn hồi tốt, linh hoạt hơn thì các dây thần kinh cũng không còn bị chèn ép như trước. Lúc này tình trạng đau nhức khó chịu ở khu vực thoái hóa cột sống cũng giảm đi nhiều. Thông thường sau khoảng 30 phút đi bộ mỗi ngày thì người bệnh sẽ cảm nhận được sự thoải mái hơn một cách rõ rệt.

Đi bộ còn giúp giảm cân

Cân nặng tăng lên đồng nghĩa với cột sống và đĩa đệm sẽ chịu thêm áp lực. Đó là chưa kể đến vô vàn tác hại của việc tăng cân quá mức đối với sức khỏe. Đi bộ thường xuyên giúp kiểm soát được quá trình tăng cân vừa phải, tránh nguy cơ béo phì thừa cân.

>> Tham Khảo:Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu cực kì hiệu quả

Đi bộ thuốc xuyên giúp tinh thần thoải mái

Đi bộ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi hay stress từ đó nâng cao tinh thần để hiệu quả trị cột sống bị thoái hóa cho người bệnh hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn.

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Chạy bộ là phương pháp vận động rất cần thiết để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc chạy bộ đối với người bị thoái hóa đốt sống thì lại không nên.

Nếu vẫn yêu thích bộ môn thể thao này thì bạn chỉ nên thực hiện khi bị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ mà thôi.

Người bệnh chỉ chạy bộ khi tình trạng cột sống bị thoái hóa nhẹ

Người bệnh chỉ chạy bộ khi tình trạng cột sống bị thoái hóa nhẹ

Khi bị thoái hóa cột sống ở mức độ nặng thì bạn không nên chạy bộ. Ở giai đoạn này, cột sống và đĩa đệm không chịu được những tác động mạnh, áp lực quá lớn từ bên ngoài. Chúng dễ bị tổn thương khiến bệnh trầm trọng hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.

Trong khi đó, chạy bộ không nhịp nhàng như đi bộ mà khiến cột sống bị xóc mạnh. Đĩa đệm lúc này lại không thể thực hiện được chức năng giảm xóc của mình.

Tóm lại, người bị thoái hóa cột sống nặng thì không nên chạy bộ. Người bị thoái hóa nhẹ thì có thể chạy bộ nhưng chỉ nên ở một mức độ vừa phải, tần suất hợp lý mà thôi.

Tốt nhất, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chạy bộ để có thể xây dựng được kế hoạch phù hợp cũng như yên tâm hơn. Khi chạy bộ đừng quên mặc trang phục thoải mái, chạy đúng tư thế không tạo quá nhiều áp lực lên cột sống và bắt đầu với tốc độ vừa phải rồi sau đó mới tăng dần,…

Việc vận động giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp để tránh chấn thương. Ngoài đi bộ, bạn có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, yoga cũng đem lại hiệu quả chữa trị rất tốt.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề thoái hóa cột sống có nên đi bộ chạy bộ không. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin kiến thức, chăm sóc và điều trị bệnh tốt hơn.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment