Trào ngược dạ dày thực quản mặc dù phổ biến nhưng nhiều người chủ quan, coi thường do không gây tổn hại đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống con người. Bởi vậy, mọi người cần sớm xác định nguyên nhân và áp dụng cách chữa trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Những Nội Dung Chính
- 1 Trào ngược dạ dày thực quản là gì, có nguy hiểm không ?
- 2 Dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
- 3 Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
- 4 Chẩn đoán và phân loại bệnh trào ngược dạ dày
- 5 Cách phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản
- 6 Cách chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
- 7 Thống kê và nghiên cứu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là gì, có nguy hiểm không ?
Dạ dày là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người với nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Thông thường, khi con người ăn uống, thực quản sẽ mở ra nhằm giúp cho thức ăn không bị đẩy ngược lên trên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, khi thực quản gặp vấn đề, thức ăn sẽ không được giữ lại trong dạ dày mà bị đẩy ngược lên trên cổ họng và trào ra ngoài.

Trào ngược dạ dày là căn bệnh xảy ra khá phổ biến
Còn theo định nghĩa của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng trào ngược dạ dày xuất phát từ cơ vòng thực quản bị rối loạn khi hoạt động dẫn tới không thể đóng kín được thực quản và dạ dày. Khi đó, dịch dạ dày bao gồm acid HCl, thức ăn… trào ngược ra ngoài. Chứng bệnh này gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thường chỉ xảy ra sau bữa ăn và diễn ra trong thời gian ngắn nên khá nhiều người bệnh chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây tổn hại không nhỏ đến bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Khi đó, người bệnh cần theo dõi và đi khám để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
- Trào ngược dạ dày gây hẹp thực quản: Khi dịch trong dạ dày trào ngược lên trên trong thời gian dài sẽ gây viêm và tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng. Hậu quả là người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau ngực, khó nuốt, ói mửa, co rút thực quản…
- Trào ngược da dày gây viêm đường hô hấp: acid HCl khi trào ngược lên đường hô hấp sẽ gây ra hiện tượng viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng… Kéo theo đó, người bệnh có thể bị ho, khàn tiếng, viêm tai nếu không được điều trị dứt điểm.
- Trào ngược dạ dày gây ung thư thực quản: Biểu hiện rõ ràng nhất ở triệu chứng đau dai dẳng vùng sau xương ức, trớ liên tục, đau ngực, nhiễm trùng, sút cân không rõ nguyên nhân…
Tóm lại, biến chứng do trào ngược dạ dày mang lại không hề nhẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bởi vậy, người bệnh cần có phương pháp điều trị sớm, tránh để lâu gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình chữa bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nhận biết sớm triệu chứng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định khả năng điều trị dứt điểm chứng trào ngược dạ dày. Các bác sĩ đã chỉ ra những dấu hiệu nhận diện căn bệnh này thông qua các triệu chứng điển hình nhất.

Một số triệu chứng phổ biến ở người bệnh trào ngược dạ dày
- Ợ hơi: Là dấu hiệu đầu tiên của trào ngược dạ dày khi bệnh mới xuất hiện. Điều này được lý giải bởi trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn, không khí sinh ra sẽ thoát ra đường hậu môn, nhưng khi cơ vòng thực quản gặp vấn đề, hơi sẽ bị đẩy ngược lên trên và dẫn đến ợ hơi. Với triệu chứng này, người bệnh thường cho rằng chỉ bị khó tiêu nên dễ dàng bỏ qua và sẽ dẫn đến sự tiến triển của nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn.
- Trào ngược dạ dày thực quản gây ợ chua: Cũng tương tự như triệu chứng ợ hơi nhưng ợ chua là do hơi thoats từ dạ dày lên miệng có kèm theo axit. Khi ợ chua, người bệnh sẽ cảm thấy chua trong cổ họng kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu. Hiện tượng này thông thường xảy ra từ 30 phút đến 1 tiếng sau ăn gây cảm giác buồn nôn, chớ…
- Đau ngực: Đây là triệu chứng thường gặp ở người trào ngược dạ dày nhưng lại khiến mọi người dễ dàng nhầm lẫn sang các bệnh liên quan đến phổi, phế quản hay tim mạch. Đau tức ngực kèm với cảm giác nóng rát, đau thường không lan ra vai hay cánh tay. Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn và nặng hơn khi nằm hoặc cúi xuống. Người bệnh sẽ không cảm thấy vã mồ hôi, choáng váng hay chóng mặt vì cơn đau này.
- Buồn nôn: Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản này thường xuất hiện khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng hơn. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản kéo theo thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Buồn nôn thường xuất hiện khi ăn no hoặc ngay cả khi mới bắt đầu ăn.
- Trào ngược dạ dày gây đắng miệng: Khi dịch vị dạ dày trào lên thực quản sẽ kéo theo dịch mật gây đắng trong cổ họng và miệng. Triệu chứng này là biểu hiện cho việc rối loạn hoạt động dạ dày khiến dịch mật trào khỏi vị trí. Ngoài ra, đắng miệng còn khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và sa sút tinh thần.
- Khó nuốt: Đây cũng là biểu hiện khi bệnh trào ngược dạ dày tiến triển nặng. Triệu chứng xảy ra khi acid dạ dày trào ngược với tần suất nhiều gây ra sưng tấy, viêm nhiễm niêm mạc thực quản. Người bệnh luôn có cảm giác vướng ở cổ họng và gặp khó khăn trong việc nhai nuốt.
- Tiết nhiều nước bọt trong miệng: Khi acid trào từ dạ dày lên thực quản, phản xạ tự nhiên của cơ thể đó là tiết nhiều nước bọt để trung hòa acid này. Người bệnh bị trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên nuốt nước bọt ngay cả khi không ăn gì.
- Khản giọng: Thực quản bị viêm và sưng tấy gây ra phản xạ ho liên tục. Nguyên nhân là do acid trong dạ dày tiếp xúc với cổ họng và khiến tổn thương thêm trầm trọng.
Khi cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày kể trên với tần suất liên tục, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm. Tránh để lâu triệu chứng trở nên nghiêm trọng và việc chữa dứt điểm sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Xác định chính xác nguyên nhân trào ngược dạ dày sẽ giúp người bệnh điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Bên cạnh đó, mọi người cũng chủ động đề phòng bệnh hiệu quả hơn.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
- Nguyên nhân trào ngược dạ dày do dạ dày bị tổn thương: Khi dạ dày không thể đảm nhận được vai trò vốn có của nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày. Khi đó, dạ dày sẽ không được làm rỗng, áp lực trong bộ phận này tăng cao gây rối loạn hệ tiêu hóa con người.
- Sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê… là những yếu tố gây trào ngược dạ dày mà ít ai ngờ đến. Những loại chất kích thích này làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, giãn cơ thắt thực quản…. hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những người khỏe mạnh. Đặc biệt, khi sử dụng những chất này khi dạ dày không có thức ăn sẽ khiến các triệu chứng bệnh dạ dày càng trở nên trầm trọng.
- Ăn đêm nhiều: Việc ăn quá khuya hoặc ngủ ngay sau khi ăn no sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày. Khi đó, dạ dày phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi. Thói quen xấu này chính là nguyên nhân trực tiếp làm suy yếu dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Hen suyễn: Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, có đến 75% bệnh nhân hen suyễn có các biểu hiện của trào ngược dạ dày. Khi người bệnh ho nhiều sẽ gây tăng áp lực lồng ngực, dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị trào ngược.
- Ăn quá no: Dạ dày chỉ chứa được một lượng thức ăn nhất định. Nếu người bệnh ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày luôn rơi vào tình trạng căng phồng, tổn thương niêm mạc thêm trầm trọng và dẫn đến các bệnh về tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc quá nhiều: Việc lạm dụng thuốc tây sẽ khiến đẩy nhanh sự tiến triển của các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc tây cũng khiến dạ dày hoạt động kém đi. Một số loại thuốc có thể kể đến như: thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc chống trầm cảm….
- Căng thẳng: Khi con người gặp phải những căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ làm tăng lượng acid và sản sinh ra pepsin gây nên trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, sự căng thẳng còn khiến dạ dày không thể co bóp bình thường, gây rối loạn tiêu hóa.
- Béo phì: Là nguyên nhân tiềm ẩn gây trào ngược dạ dày không ngờ. Người béo sẽ thích ăn nhiều những nhóm thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo gây áp lực cho dạ dày. Đồng thời, điều này cũng khiến biểu hiện trào ngược thêm trầm trọng.
- Dạ dày co thắt bất thường: Quá trình tiêu hóa của dạ dày được tiến hành bằng các cơn co thắt nhẹ nhàng có tên gọi nhu động. Khi bị trào ngược dạ dày, các cơn co thắt sẽ không được kiểm soát và khiến thức ăn trào ngược khỏi dạ dày.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai sẽ có nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao. Đi liền với điều này là dạ dày bị chèn ép, cơ thắt thực quản dưới bị giãn ra gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra trào ngược dạ dày. Người bệnh cần xác định đúng yếu tố gây ra trào ngược để điều trị cho phù hợp.
Chẩn đoán và phân loại bệnh trào ngược dạ dày
Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày
Khi người bệnh có các biểu hiện của trào ngược dạ dày và đi khám tại các cơ sở y tế sẽ được bác sĩ tư vấn và tiến hành các xét nghiệm bao gồm:
- Chụp x quang: Sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh dạ dày, thực quản và ruột của bệnh nhân. Từ đó, tình trạng trào ngược dạ dày sẽ được chẩn đoán đầy đủ, chính xác về mức độ và tiến triển.
- Nội soi dạ dày: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào cổ họng bệnh nhân để xác định tình trạng tổn thương của thực quản và dạ dày. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra biến chứng do trào ngược thực quản mang lại.
- Đo áp lực thực quản: Là xét nghiệm kiểm tra được các cơn co thắt của thực quản khi bệnh nhân nuốt. Đây là kiểm tra cần thiết để xác định tình trạng bệnh trào ngược.
Phân loại cấp độ trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày tiến triển theo giai đoạn, từ nhẹ đến nặng. Tùy theo mức độ tổn thương của dạ dày, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Phân loại trào ngược dạ dày tùy theo mức độ viêm được thể hiện như sau:
- Độ A: Có các vết trợt niêm mạc với chiều dài dưới 5mm, các vết trợt này xuất hiện không quá nhiều và dày đặc.
- Độ B: Các vết trợt niêm mạc có chiều dài trên 5mm nhưng không hội tụ lại với nhau.
- Độ C: Các vết trợt xuất hiện theo chu vi thực quản và hội tụ lại với nhau.
- Độ D: Tổn thương và viêm nhiễm tại thực quản lên đến 75% hoặc hơn.

Đặc điểm các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày
Cách phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản
Để phòng ngừa bệnh trào ngược thực quản, người bệnh cần thay đổi lối sống, sinh hoạt và ăn uống nhằm bảo vệ dạ dày và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cụ thể:
- Không sử dụng các chất kích thích giúp hoạt động của các cơ thắt thực quản được duy trì bình thường và ổn định.
- Không nằm ngay sau khi ăn. Tốt nhất mọi người nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trước khi đi nằm tối thiểu 3 giờ.
- Hạn chế mặc quần áo quá chật hoặc quá bó sát tạo áp lực lên thành bụng và cơ thắt.
- Hạn chế thu nạp nhóm thực phẩm khó tiêu như: Đồ chiên rán, đồ ngọt, hành tây… tạo áp lực cho dạ dày và thực quản.
- Ăn từ từ, nhai kĩ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
- Khi ngủ, nâng cao gối ở mức độ vừa phải sẽ giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
- Không để tình trạng tăng cân đột ngột, duy trì cân nặng phù hợp và cân đối nhằm tránh áp lực lên thành bụng hoặc khiến acid dễ dàng trào ngược.
Cách chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị bệnh phương pháp Tây Y
Tây y thường sử dụng các loại thuốc kê đơn nhằm điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày. Nếu tình trạng bệnh quá nặng sẽ tiến hành phẫu thuật khi có chỉ định từ bác sĩ.

Chữa trào ngược dạ dày với một số loại thuốc Tây phù hợp
- Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản: Giúp hoạt động co thắt của cơ thực quản diễn ra ổn định. Loại thuốc này khá ít tác dụng phụ nên được sử dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton: Được kê cùng một số loại thuốc khác giúp giảm nồng độ acid trong dịch vị dạ dày.
- Thuốc ức chế thụ thể H-2: Có tác dụng khá tốt nhưng cần sử dụng lâu dài và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Phẫu thuật: Được chỉ định với tác dụng củng cố cơ vòng thực quản để chặn hiện tượng trào ngược. Phương pháp mổ phổ biến hiện nay là mổ nội soi.
Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông Y
Sử dụng các bài thuốc nam an toàn, lành tính là phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả khá tốt. Người bệnh trào ngược dạ dày có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Mật ong và gừng: ép nước cốt gừng, hòa cùng 2 thìa mật ong và nước ấm. Uống liên tục 1 tuần, trước khi ăn để thấy hiệu quả.
- Hạt thì là: Trước bữa ăn, người bệnh nhai 2 hạt thì lạ sẽ giảm tình trạng ợ chua, ợ hơi.
Thống kê và nghiên cứu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Ở trẻ em, bệnh xuất hiện và chiếm tỷ lệ khoảng 1/300 – 1000. Ở Mỹ, tỉ lệ mắc trào ngược dạ dày chiếm đến 10% dân số. Trong đó, 65% người lớn bị chứng ợ hơi, ợ chua thường xuyên và kéo dài đến hàng tháng. Bệnh cũng có khả năng di truyền do hiện tượng đa dạng gen gây ra.
Tóm lại, bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản và chính xác về bệnh trào ngược dạ dày. Mọi người nên khám bệnh định kì để kịp thời phát hiện bệnh trước khi quá muộn. Chúc mọi người nhiều sức khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/