Gai cột sống L4 L5 là vị trí gai xương phát triển phổ biến, gặp ở nhiều bệnh nhân. Nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ nặng hơn, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa căn bệnh này
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Gai cột sống L4 L5 là gì
Cơ thể người có tổng cộng 33 đốt sống trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, còn lại là các đốt sống xương hợp với nhau tạo thành xương cụt
L4 L5 là hai đốt sống nằm ở vị trí dưới cùng của cột sống thắt lưng. Vai trò của đốt sống L4 và L5 rất quan trọng, đảm nhận chức năng vận động giúp bạn có thể xoay chuyển tư thế một cách dễ dàng từ cúi người về phía trước, ngửa về phía sau hoặc xoay phải, trái. Ngoài ra, đốt sống L4 L5 còn giúp nâng đỡ một phần của cơ thể phía trên
Bệnh gai cột sống L4 L5 xuất hiện khi các gai xương mọc ra từ vị trí của hai đốt sống này. Gai xương phát triển càng lớn thì sẽ gây tổn thương mô mềm, sụn, dây chằng và dây thần kinh ở thắt lưng khiến bệnh nhân bị đau.
Một số triệu chứng nhận biết bệnh bao gồm:
- Đau vùng thắt lưng: gai xương càng phát triển lớn thì tình trạng đau càng trở nên dữ dội. Gai xương ngắn có thể gây đau âm ỉ nhiều ngày
- Hạn chế vận động: Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi đi đứng, cúi người, xoay người. Nếu tình trạng nặng có thể không thể đi lại được do quá đau
- Chân tay bị tê cứng: tình trạng tê cứng thường xuất hiện ở vùng cổ sau đó lan xuống bả vai, lưng rồi đến tay chân khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động kèm theo đổ mồ hôi, tăng huyết áp, rối loạn đại tiểu tiện.
- Đau dây thần kinh hông: khi bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính thì ngoài các triệu chứng đau ở vùng thắt lưng ra thì cơn đau còn lan xuống mông do dây thần kinh bị chèn ép
Nguyên nhân gai cột sống L4 L5
Cơn đau thường xuất hiện khi 2 đốt sống L4 và L5 bị tổn thương, thoái hóa. Nguyên nhân gây tình trạng này là do:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì xương càng bị lão hóa
- Nghề nghiệp: Người ngồi cả ngày trong văn phòng, ít vận động, ngồi sai tư thế hoặc người thường xuyên phải làm việc chân tay vất vả, phải cúi người liên tục nhiều lần sẽ có nguy cơ cao bị gai cột sống ở vị trí L4 L5
- Chế độ dinh dưỡng: Thói quen ăn uống và khẩu phần ăn không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp khỏe mạnh dẫn đến lão hóa nhanh chóng
- Béo phì: thừa cân gây áp lực lên các đốt sống thắt lưng, đặc biệt là L4 L5 khiến chúng dễ bị tổn thương
- Các nguyên nhân hiếm gặp bao gồm: di truyền, chấn thương, sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá
Cách điều trị gai cột sống L4 L5
Có nhiều phương pháp khác nhau chữa bệnh gai cột sống. Lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra. Dưới đây là một số hướng điều trị phổ biến
Điều trị theo Tây y
Uống thuốc Tây
Một số loại thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh gai cột sống thắt lưng L4 L5 bao gồm: collagen type II, diclofenac, glucosamine, paracetamol…Những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng tạm thời mà không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và giờ giấc thì mới đạt hiệu quả tốt. Tránh lạm dụng thuốc hoăc tự ý mua thuốc không theo đơn của bác sĩ vì có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn
Vật lý trị liệu
Ở giai đoạn nhẹ, gai xương chưa phát triển lớn thì phương pháp vật lý trị liệu là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân để điều trị tình trạng này. Các tác động như sử dụng sóng ngắn hồng ngoại, siêu âm, ánh sáng trị liệu, chườm nóng hoặc kéo giãn cột sống sẽ phát huy hiệu quả tốt, giảm cơn đau nhanh chóng
Phẫu thuật
Nếu bệnh tiến triển nặng làm hẹp ống sống, chèn ép tủy gây tê mỏi chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, mãn tính lâu năm không khỏi thì bệnh nhân nên cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thành công thì khả năng gai xương xuất hiện trở lại ở vị trí đó là có thể vì sự hình thành gai xương là quá trình đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm
Điều trị theo y học cổ truyền
Châm cứu
Châm cứu là giải pháp hiệu quả để giảm đau và phục hồi chức năng cột sống do gai đốt sống lưng L4 L5. Hạn chế của phương pháp này là không làm giảm sưng viêm và không làm các gai xương biến mất.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan, kích thích hệ thần kinh trung ương từ đó làm giảm các triệu chứng đau và tê bì do gai xương gây ra
Bài thuốc từ cây thuốc nam
Một số cây thuốc nam có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị gai cột sống L4 L5 bao gồm: lá lốt, đu đủ, ngải cứu, hoa cúc
Để không bị mắc bệnh, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng chống bao gồm
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
- Không để cơ thể bị thừa cân, béo phì
- Tập thể dục thường xuyên
- Chú ý tư thế học và làm việc đúng. Không ngồi quá lâu
- Hạn chế làm các việc nặng hoặc các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài
Như vậy gai cột sống L4 L5 là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động vùng lưng của cơ thể. Bệnh nhân cần nắm rõ các triệu chứng nhận biết bệnh để đi khám và điều trị trong thời gian sớm nhất
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: