Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý, mang thai, sinh con không?

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không, có ảnh hưởng đến sinh sản, sinh lý và sinh con không là băn khoăn của không ít các chị em. Bệnh gây ra không ít khó khăn và phiền hà khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều vợ chồng bị đảo lộn. Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để xem các chuyên gia nói gì về vấn đề này.

Đĩa đệm bị thoát vị gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày

Đĩa đệm bị thoát vị gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do thói quen sinh hoạt cũng như làm việc không đúng cách. Bệnh không chỉ xảy ra ở đối tượng người già, người cao tuổi mà những người trẻ tuổi cũng tỷ lệ mắc phải tương đối cao.

Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ và khó chịu tại khu vực cột sống bị thoát vị khiến cuộc sống hàng ngày của người bệnh gặp khó khăn. Tuy nhiên, thoát vị vùng đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý hay không thì các chuyên gia khẳng định bệnh hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở người bệnh khi mắc phải.

Nguyên nhân là do các dây thần kinh đã kiểm soát được các chức năng tình dục nằm ở vị trí cột xương sống cuối cùng. Chính vì vậy nên nó không hề ảnh hưởng đến sinh lý nếu người bệnh mắc phải thoát vị đĩa đệm.

Có hay chăng bệnh chỉ khiến cho quá trình sinh hoạt tình dục của người bệnh gặp đôi chút khó khăn hơn. Lý do là khi thực hiện các tư thế quan hệ tình dục không đúng cách sẽ gây ra các cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Từ đó khiến cho mọi người có tâm lý ngại quan hệ, lười yêu khi nhắc đến vấn đề này.

Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai, sinh con được không?

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có mang thai, sinh con được không ? Đây cũng là nỗi đắn đo và lo lắng của rất nhiều cặp vợ chồng khi mắc phải chứng bệnh xương này.

Theo các chuyên gia y tế, đĩa đệm bị thoát vị không ảnh hưởng đến khả năng có thai. Người mẹ hoàn toàn có thể sinh con mà không gặp phải nguy hiểm gì đến tính mạng.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nếu mắc phải căn bệnh xương khớp này cần thực hiện khám chữa triệt để trước khi quyết định sinh con. Bởi vì, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến cho thời gian 9 tháng mang thai của chị em trở thành nỗi ám ảnh và mệt mỏi cực độ.

Nếu chị em chỉ bị thoái hóa đốt sống cổ thì việc có thai sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bệnh. Tuy nhiên, nếu chị em bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì nên cân nhắc việc mang thai bởi sẽ có những hậu quả có thể xảy ra như:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  • Mẹ bầu sẽ phải chịu những cơn đau dữ dội do sức ép từ bào thai tác động lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. Thai càng lớn thì áp lực mà cột sống phải chịu đựng sẽ càng lớn.
  • Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi do các cơn đau luôn hành hạ mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau sẽ rất dễ gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ sau này. Khi thai càng lớn thì tần suất các cơn đau sẽ nhiều hơn.

Xem thêm: Nam giới bị thoát vị đĩa đệm có hít đất được không ?

Tránh thoát vị ảnh hưởng đến sinh sản, sinh lý cần làm gì?

Khi đĩa đệm bị thoát vị không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra những vấn đề trong quá trình mang thai và sinh con. Việc chữa trị bệnh cho những bà bầu cũng trở nên khó khăn hơn vì dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Các mẹ bầu nên được kiểm tra thường xuyên

Các mẹ bầu nên được kiểm tra thường xuyên

Nếu người bệnh thoái hóa đĩa đệm vẫn có ý định mang thai và sinh con thì các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thực hiện theo các cách dưới đây để giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cũng như giúp cho quá trình mang thai diễn ra thuận tiện hơn:

  • Cần nhận biết tình trạng bệnh sớm để tiến hành thăm khám và chữa trị triệt để một cách nhanh nhất.
  • Cần tìm hiểu các tư thế dành cho người bị thoái hóa đĩa đệm để quá trình quan hệ tình dục không gặp phải khó khăn hay đau đớn.
  • Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, chườm nóng, bấm huyệt, châm cứu nhằm giải tỏa áp lực, đau đớn do bệnh gây ra khi mang thai.
  • Khi mới đang trong giai đoạn mang thai từ 1 – 3 tháng đầu, người bệnh cần chữa trị triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Đông y để giúp hỗ trợ quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ nhất. Tránh sử dụng thuốc Tây y sẽ mang đến tác dụng phụ cho mẹ và bé.
  • Trong trường hợp mang thai khi bệnh thoái hóa đĩa đệm ở mức độ nặng nề, nghiêm trọng thì các mẹ bầu có thể sử dụng biện pháp trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp tương đối an toàn có tác dụng cải thiện cơn đau hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
  • Phụ nữ bị thoái hóa đĩa đệm khi mang bầu có thể cải thiện bệnh hiệu quả bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, aerobic hay các bài tập nhẹ nhàng tại nhà như đi bộ chậm, leo cầu thang…
  • Thay đổi tư tế ngồi hay nằm sao cho phù hợp với người bệnh đang mang bầu và bị thoát vị đĩa đệm. Nên loại bỏ các loại đệm cũ và quá cứng thay bằng các loại đệm phù hợp hơn với đối tượng bệnh lý.
  • Hạn chế tối đa các căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, nỗi lo lắng trong công việc và cuộc sống hàng ngày để làm giảm áp lực lên vị trí cột sống bị thoát vị từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Hi vọng các thông tin bên trên là có ích và giúp đỡ giải quyết phần nào những nỗi lo của đa số người bệnh khi gặp phải vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không và có thể sinh con được không. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment