Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, chống đẩy nhiều có tốt không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người có thói quen tập luyện và chơi thể thao. Để giải đáp cho thắc mắc này, các chuyên gia đưa ra nhận định trong bài viết dưới đây.

Người bị thoát vị đĩa đệm có hít đất được không
Những Nội Dung Chính
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp gây ra bao nỗi đớn đau và khó chịu dành cho người bệnh. Bệnh này xảy ra do thói quen hoạt động sai lệch tư thế trong một thời gian dài, mang vác đồ nặng hay chế độ dinh dưỡng, tập luyện không đúng cách.
Bệnh xuất hiện khi tấm nệm nằm giữa các đốt xương của xương sống bị lão hóa, tổn thương gây tràn dịch bên trong vỏ bọc ra ngoài khiến các dây thần kinh cột sống bị chèn ép.
Trong khoảng thời gian đầu, bệnh gây ra những cơn đau nhức tại vị trí bị thoái hóa, thoát vị. Lâu dần, bệnh có xu hướng lan dần ra các khu vực xung quanh gây đau đớn âm ỉ và dữ dội các bộ phận lân cận khiến cuộc sống người bệnh bị đảo lộn.
Vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm có hít đất được không khi mà hít đất là một trong những bộ môn thể thao gia tăng tính linh hoạt của cơ thể. Câu trả lời từ phía các chuyên gia là người bị thoát vị và thoái hóa đĩa đệm hoàn toàn có thể hít đất hoặc tập luyện các bộ môn liên quan đến thể hình.
Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng sức khỏe hình thể mà không làm gia tăng tình trạng bệnh lý xương khớp của cơ thể, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý như sau:
- Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh vẫn muốn hít đất thì cần tập luyện đúng động tác và vị trí theo chuyên gia y tế hay huấn luyện viên thể hình đưa ra.
- Không nên tập luyện quá sức, cường độ mạnh dẫn đến gia tăng áp lực lên vị trí cột sống bị thoát vị khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ y tế trước khi tiến hành tập luyện các bài tập hình thể này.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải hít đất đúng cách
Lưu ý: Khi người đĩa đệm bị thoát vị khi tập luyện các phương pháp liên quan đến hình thể như hít đất, kéo xà hay tập tạ cần chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể. Nếu trong quá trình tập luyện nhận thấy các cơn đau trở lên trầm trọng hơn, vị trí thoát vị bị đau nhức hơn cần dừng tập ngay lập tức và tiến hành thăm khám để bác sĩ đưa ra phương án điều trị kịp thời nhất.
Xem thêm: Mẫu bệnh án thoát vị đĩa đệm chuẩn của Bộ Y TẾ
Mẹo chống đẩy và hít đất đúng cách
“Nhẹ nhàng và từ tốn” là tiêu chí khi thực hiện động tác chống đẩy và hít đất đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Hãy tập động tác này thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Cố gắng đảm bảo phần thắt lưng thẳng theo người.
Bên cạnh đó, bạn nên hít đất và chống đẩy trên một tấm thảm mềm hoặc thậm chí là một tấm đệm để giảm áp lực và việc tập cũng nhẹ nhàng hơn phần nào. Bạn cũng có thể tìm đến các dụng cụ hỗ trợ hít đất để động tác này được thực hiện dễ dàng hơn.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Nếu không thể tập luyện tiếp, bạn nên nghỉ ngơi, uống thêm nước giúp tinh thần thoải mái hơn và các cơ xương khớp cũng được bôi trơn. Sau thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể cân nhắc việc tập luyện tiếp. Chú ý, không nên cố sức quá, cần xác định hít đất và chống đẩy đối với người bị bệnh sẽ không thể so sánh với người bình thường, không mắc các bệnh về xương khớp.
Nếu không hít đất hãy thực hiện các việc sau
Để giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe tốt hơn, sau đây là một số bài tập luyện nhẹ nhàng và hiệu quả theo khuyến cáo từ các chuyên gia:
- Bơi lội nhẹ nhàng thường xuyên
Bơi là một trong những môn thể thao khá an toàn lại dễ thực hiện. Không những vậy, người bệnh nếu tập luyện bộ môn này thường xuyên còn giúp cho các khớp, gân, cơ được thư giãn từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm vô cùng hiệu quả.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên dành ra từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện bơi lội. Tuyệt đối không tập luyện quá lâu hoặc bơi quá sức dễ dẫn đến phản ứng ngược làm gia tăng tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Nếu không hít đất bạn nên đi bộ nhẹ nhàng
Đi bộ nhẹ nhàng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, các khớp đầu gối được vận động linh hoạt và cải thiện sức khỏe tim mạnh cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần dành ra 30 phút hàng ngày để đi bộ để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Thời gian tốt nhất để đi bộ theo các chuyên gia là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Khi đó không khí trong lành, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái và hoạt động hiệu quả hơn.
Khi mới bắt đầu đi tập lại, người bệnh cần đi nhẹ nhàng, không nên đi nhanh, chạy nhanh hay chạy gấp. Cần kết hợp nhịp thở đều đặn khi di chuyển, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, điều hòa hơi thở sao cho không mất sức.

Đi bộ nhẹ nhàng giúp cải thiện các bệnh xương khớp
- Một số động tác đơn giản, nhẹ nhàng hơn hít đất
Bên cạnh các bài tập luyện đơn giản lại hiệu quả bên trên, người bệnh có thể thực hiện các bài tập yoga sau đây để giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả:
- Tư thế dog bird: Người bệnh quỳ hai tay và hai chân trên sàn nhà, thực hiện đồng thời co chân trái ra sau, đưa tay phải ra trước. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây rồi lặp lại với bên còn lại. Thực hiện hàng ngày từ 15 – 20 lần.
- Tư thế bridge pose: Đây là một trong những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng hỗ trợ điều trị cực kỳ hiệu quả. Người bệnh nằm thẳng lưng trên sàn nhà. Dùng lực của hông co đầu gối, nhấc toàn bộ lưng và hông lên trên mặt đất sao cho giống hình cây cầu. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20 giây rồi trở về vị trí cũ. Lặp lại bài tập từ 10 – 15 lần mỗi khi tập.
- Tư thế ngoái cổ nhìn ra sau: Bài tập này rất tốt cho khu vực cổ của người bệnh thoát vị và thoái hóa cột sống cổ. Bắt đầu ở tư thế người bệnh nằm úp người xuống mặt đất, hai chân duỗi thẳng ra sau, hai tay đặt phía trước cơ thể. Thực hiện đưa thân trước của cơ thể hướng lên trên, thân sau không di chuyển. Sau đó người bệnh ngoái cổ nhìn ra sau như đang nhìn một cái gì đó. Giữ nguyên động tác trong vòng 15 giây rồi trở lại vị trí cũ. Thực hiện hàng ngày từ 10 – 15 lần sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Trên đây là giải đáp của chuyên gia dành cho vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm có hít đất được không và một số lưu ý khi tập luyện dành cho người bệnh. Hi vọng với thông tin bên trên đã giúp ích được cho quá trình điều trị bệnh của mọi người.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/