Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý xương khớp phổ biến và nhiều người mắc phải. Bệnh gây đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động cho người bệnh. Nhận diện triệu chứng để điều trị kịp thời càng sớm càng tốt là ưu tiên hàng đầu nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Những Nội Dung Chính
Thoái hóa khớp cổ chân nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp cổ chân là hiện tượng các sụn khớp ở vị trí cổ chân bị tổn thương, mất cân bằng và không thể thực hiện chức năng thông thường. Đây là bệnh thuộc nhóm thoái hóa khớp gối và có thể xảy ra với bất cứ ai và với bất kì đối tượng nào. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với những triệu chứng do thoái hóa gây ra.
Ở giai đoạn đầu, việc điều trị bệnh dứt điểm rất dễ dàng. Đa số bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn hoặc uống một số bài thuốc nam là triệu chứng đã thuyên giảm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tập luyện, vận động hợp lý là bệnh sẽ không quay trở lại.
Tuy nhiên, trên thực tế, đa số bệnh nhân chủ quan khi triệu chứng mới khởi phát. Hậu quả là, đến khi bệnh nặng thì mới đi khám và điều trị. Khi đó, tổn thương đã tiến triển nặng và rất khó để chữa dứt điểm. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải biến chứng hạn chế vận động, teo cơ, cứng khớp, liệt và thậm chí là tàn phế vĩnh viễn.
Như vậy, tình trạng khớp cổ chân bị thoái hóa sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu những thông tin về bệnh cùng cách chữa là việc làm cần thiết để đề phòng những rủi ro đã nêu trên.
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân
Nhìn chung, triệu chứng thoái hóa khớp khá giống với những dấu hiệu bệnh lý xương khớp thông thường. Đó là lý do khiến nhiều người bệnh chủ quan, không điều trị sớm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thoái hóa khớp cổ chân có những dấu hiệu nổi bật như sau:
- Cứng khớp: Đây là biểu hiện thường xuất hiện vào sáng sớm, mỗi lúc ngủ dậy. Khi tỉnh giấc, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng sự co cứng tại khớp cổ chân khiến không thể đứng dậy đi lại được. Thông thường, thời gian co cứng kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi vận động trở lại bình thường. Lúc này, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, tránh vận động ngay lập tức.
- Đau mỏi khớp: Là biểu hiện mà bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể gặp phải. Khi mắc triệu chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, nhức mỏi mỗi lần đi nhiều, leo cầu thang, ngồi xổm…. Đặc biệt, nhiều trường hợp thoái hóa khớp gối còn không thể đi lại được nếu như không có chỗ vịn mỗi lúc cơn đau khởi phát. Bệnh tiến triển càng nặng thì mức độ đau nhức càng cao, tần suất đau diễn ra càng liên tục. Cơn đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Hạn chế cử động: Những cơn đau sẽ làm hạn chế cử động tại khớp cổ chân. Người bệnh sẽ đi cà nhắc hoặc bất động. Mỗi lúc bước chân sải rộng người bệnh cũng gặp khó khăn và cần phải nghỉ ngơi.
- Có tiếng lạo xạo khi di chuyển: Mỗi lúc cử động nhiều, leo cầu thang hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế thì lúc vận động, người bệnh sẽ thấy khớp cổ chân phát ra tiếng kêu rắc rắc, lạo xạo.
- Mệt mỏi: Những cơn đau xuất hiện liên tục khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu. Khi triệu chứng kéo dài khiến bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân sụt cân, xanh xao, sức tập trung kém…
Khi gặp một trong những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Xem thêm bài viết: Thoái hóa khớp tay có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chữa
Cách chữa thoái hóa khớp cổ chân
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa ở khớp cổ chân. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà người bệnh sẽ được chỉ định hoặc lựa chọn các phương pháp dưới đây.
Thuốc Tây
Thông thường, thuốc tây là phương pháp đầu tiên mà người bệnh nghĩ đến khi mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc tây nào mà cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê đơn như sau:
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol có tác dụng giảm đau cấp tốc. Thuốc thường có hiệu quả tức thời đối với những cơn đau mới khởi phát, ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn và hiện tượng nhờn thuốc.
- Thuốc kháng viêm: Diclofenac, nhóm meloxicam, nhóm coxib… được sử dụng với mục đích kháng viêm, hạn chế viêm nhiễm lây lan ra những khu vực khác. Đây là loại thuốc không kê toa nhưng bệnh nhân cũng chỉ nên sử dụng khi có chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…. có tác dụng hạn chế triệu chứng co cứng cơ, giãn cơ, hạn chế vận động. Sau khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ vận động trơn tru hơn và cơn đau thuyên giảm đáng kể.
- Thuốc điều trị rễ thần kinh: Gabapentin, Pregabalin, vitamin B… dành cho những trường hợp thoái hóa khớp cổ chân chèn ép rễ thần kinh. Đây là loại thuốc cần có kê đơn của bác sĩ khi sử dụng.
Bài thuốc Nam điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Bên cạnh các loại thuốc Tây, thuốc Nam chữa khớp chân bị thoái hóa cũng là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng. Bằng cách sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp một số loại thảo dược, triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể:
- Lá mơ lông: Sử dụng 1 nắm lá mơ lông sắc cùng 1 nhánh gừng và nước. Sau đó, người bệnh uống trong ngày kết hợp cùng xoa bóp tại vị trí khớp đau.
- Lá lốt: Người bệnh rửa sạch lá lốt rồi sắc cùng 2 bát nước đến khi cạn chỉ còn 1 bát thì uống trước khi đi ngủ. Sử dụng kiên trì 1 tháng để thấy hiệu quả từ bài thuốc.
- Rượu hạt mè: Với bài thuốc này, người bệnh lấy 100g hạt mè rang thơm, giã nhuyễn rồi ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Rượu ngâm sau 2 tuần thì có thể sử dụng. Mỗi lần dùng, bạn lấy 10ml rượu, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn đọc chủ động phòng tránh và điều trị chứng bệnh này. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: