Thoái hóa khớp tay là một trong những bệnh xương khớp không thể xem nhẹ bởi những biến chứng có thể gặp phải nếu không điều trị dứt điểm. Vì vậy, mỗi người bệnh cần chủ động phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời, trước khi gặp phải rủi ro do bệnh gây ra.
Những Nội Dung Chính
Thoái hóa khớp tay nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp tay là hiện tượng mô sụn, khớp xương, tổ chức dưới sụn, dịch khớp bị tổn thương tại vị trí cổ tay hoặc ngón tay. Đây là một trong những bệnh lý thuộc nhóm thoái hóa khớp gối.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do quá trình thoái hóa tự nhiên nhưng cũng có thể xuất phát từ tác động ngoại lực.
Trên thực tế, bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thoái hóa nhưng khớp sống cổ chân và tay là 2 vị trí dễ dàng bị thoái hóa nhất vì phải cử động nhiều. Bệnh thoái hóa khớp tay xảy ra ở bất kì đối tượng nào nhưng chủ yếu là tuổi trung niên trở lên. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khớp tay bị thoái hóa. Trong đó, những đối tượng mà khớp tay hay bị thoái hóa nhất là những người phải làm việc thường xuyên bằng đôi bàn tay như: lao động khuân vác, nội trợ, thợ thủ công, lái xe, dân văn phòng…
Ngoài ra, việc ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp tay hơn người bình thường.
Bên cạnh đó, có thể kể đến những nguyên nhân như chấn thương, mắc một số bệnh lý, tuổi cao…. cũng góp phần khiến người bệnh gặp phải tình trạng khớp tay bị thoái hóa.
Bệnh không gây tổn hại trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Trong nhiều trường hợp, thoái hóa khớp sẽ khiến bàn tay người bệnh co quắp, biến dạng và thậm chí là tàn tật nếu không chữa trị sớm.
Triệu chứng thoái hóa khớp tay
Nhìn chung, triệu chứng thoái hóa khớp không hoàn toàn giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, đa phần người bệnh đều có nguy cơ gặp phải những biểu hiện sau:
- Đau khớp: Hầu như bất cứ người bệnh nào cũng đều phải trải qua cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau mang tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất liên tục và tăng cường mức độ. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, độ ẩm tăng sẽ khiến cơn đau càng dữ dội hơn nhiều lần.
- Cứng khớp: Cũng là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp tay mà người bệnh cần đề phòng. Triệu chứng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó cử động mỗi lúc thức dậy và cần đến vài chục phút để tình trạng này thuyên giảm. Bệnh càng nặng thì thời gian cứng khớp sẽ lâu hơn.
- Có tiếng lạo xạo khi cử động khớp: Cấu tạo của khớp tay gồm có khớp xương, phần sụn và khớp đệm giữa 2 đầu xương. Với những người thoái hóa khớp gối thì khi di chuyển, hai đầu xương này sẽ cọ sát vào nhau tạo nên những tiếng kêu lạo xạo. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ càng rõ ràng khi người bệnh vận động mạnh, chơi thể thao hoặc bưng vác đồ vật.
- Hạn chế vận động: Thoái hóa khớp tay gây ra những cơn đau khớp, cứng khớp làm hạn chế động tác vận động của người bệnh như cầm, nắm, với, đỡ…. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, làm việc và cuộc sống của người bệnh.
- Biến dạng khớp: Khi bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến những biểu hiện như sưng tấy khớp, yếu cơ, teo cơ.. gây nên biến dạng khớp. Nhiều trường hợp bệnh nhân cong vẹo ngón tay, nổi nhiều u cục gồ ghề khi mắc thoái hóa khớp lâu ngày.
Khi thấy cơ thể gặp một trong những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Tham khảo thêm: Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Cách chữa thoái hóa khớp tay
Hiện nay, có nhiều cách chữa khớp tay bị thoái hóa hiệu quả và dễ dàng áp dụng tại nhà. Căn cứ vào tình trạng bệnh lý, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, phổ biến nhất có 2 cách như sau:
Thuốc tây
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc tân dược chữa thoái hóa khớp tay hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống mà cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, bạn cũng cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh uống quá liều hoặc lạm dụng thuốc.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Salicylate….có tác dụng giảm đau tức thì. Những loại thuốc này hỗ trợ việc ức chế tổng hợp một loại hợp chất có vai trò nhận diện cơn đau của cơ thể. Vì vậy, khi người bệnh gặp các cơn đau cấp tính có thể sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng khi bệnh ở thể nhẹ.
- Thuốc chống viêm: Indomethacin, Diclofenac, Ibuprofen… giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và các cơn đau cấp tính. Liều lượng và cách dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ khi uống loại thuốc này.
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Baclofen… được sử dụng nhằm ngăn chặn tình trạng co cơ, cứng cơ từ đó giúp người bệnh thoái hóa khớp tay dễ dàng cử động hơn. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
Thuốc nam điều trị thoái hóa khớp tay
Bên cạnh các loại thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo thêm một số bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp hiệu quả. Bằng cách sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp một số loại thảo dược đặc trị, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng:
- Rượu tỏi: Người bệnh thoái hóa khớp tay chuẩn bị 40g rượu tỏi bóc vỏ, thái nhỏ rồi ngâm cùng rượu trắng. Sau từ 1 – 2 tuần rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng được. Bạn sử dụng bằng cách uống 2 lần mỗi ngày, pha cùng nước ấm.
- Lá mơ lông: Sử dụng từ 30 – 50g lá mơ lông cùng 1 củ gừng. Sau đó, rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi cho sắc cùng nước. Chia phần thuốc này thành 2 phần rồi uống hết trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc này để xoa bóp vùng khớp bị đau.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin về thoái hóa khớp tay. Từ đó, người bệnh cũng nắm rõ triệu chứng cũng như cách chữa của căn bệnh này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn đọc trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh dứt điểm. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/