Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người. Với những bị người đau vùng thượng vị lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy, ăn uống không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh trở lên ngày một trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bài đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì, hãy cùng theo dõi nhé!
Những Nội Dung Chính
Đau thượng vị nên ăn gì?
Đau thượng vị là hiện tượng đau ở vùng bên trên bụng và xương ức. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả nhất.
Nhóm thực phẩm trung hòa acid dạ dày
Một trong những nguyên nhân chủ yếu hình thành lên các bệnh về đường tiêu hóa, cụ thể là đau thương vị đó chính là sự tăng đột biến của nồng độ acid dịch vị trong dạ dày. Chính vì thế, việc bổ sung nhóm thực phẩm có tác dụng trung hòa acid dạ dày là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Các thực phẩm có trong nhóm này gồm: Mật ong, cà rốt, bắp cải, bột nghệ, thực phẩm chứa tinh bột như gạo, ngô, bánh mì,… Đây là những thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung vào thực đơn hằng ngày để ngăn chặn các triệu chứng đau thượng vị gây ra.
Đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa
Đau vùng thượng vị là một chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Bởi vậy để tránh những áp lực gây nên cho dạ dày, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn giúp giảm được tình trạng tồn đọng acid dư trong dạ dày, và từ đó triệu chứng đau thượng vị sẽ được loại bỏ.
Các đồ ăn được hầm và ninh nhừ hay miến, phở, cháo,… đều thuộc nhóm này. Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý hơn.
Chẳng hạn như với những người đau ở vùng thượng vị có kèm theo triệu chứng nóng rát, khó chịu, bạn hãy nên bổ sung các loại thực phẩm như bí đao, xà lách, bí xanh, khoai tây,…Đồng thời, nước mía, hay nước ép trái cây cũng là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa, mang lại tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau thượng vị.
Trường hợp khác, với những người căng thẳng, stress kéo dài thì nên bổ sung các loại thực phẩm như đậu phộng, rau rút, củ sen, hạt sen,… Những loại nguyên liệu này có thể dễ dàng chế biến thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng như hầm xương với củ sen, với rau rút,… đều chữa bệnh rất tốt.
Thực phẩm giúp giải nhiệt, bồi bổ sức khỏe
Các thực phẩm như súp lơ, sữa chua, rau má hay các loại nước ép hoa quả,…sẽ giúp thanh lọc cơ thể, làm mát và giải nhiệt cực tốt. Đặc biệt chúng còn có giúp tiêu hóa thức ăn tốt, từ đó giảm được áp lực co bóp của nhu động ruột.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Với những người gầy mắc đau thượng vị, bạn nên bổ sung các món ăn như bắp cải quận thịt, hạt sen hầm xương, dạ dày heo hầm đậu xanh,… Còn nếu người bệnh nào xuất hiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thì lá mơ, nghệ, húng quế, vỏ quýt,… là thực phẩm bạn cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Đau thượng vị không nên ăn gì?
Để phòng tránh bệnh tái phát cũng như giảm triệu chứng đau vùng thượng vị gây ra, ngoài các thực phẩm cần bổ sung, người bệnh tuyệt đối tránh xa các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm tăng tiết acid dịch vị
Như đã nêu ở trên, việc dạ dày tiết quá nhiều acid sẽ là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh về dạ dày. Vì vậy, việc sử dụng các loại thực phẩm tăng tiết acid dịch vụ thường xuyên sẽ khiến bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm thuộc nhóm này mà người bệnh nên tránh gồm:
- Đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, gà rán KFC,…
- Thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Các loại hoa quả chứa nhiều axit như cam, quýt, xoài, chanh,…
Đồ ăn cay, nóng
Tránh xa các loại thức ăn cay, nóng. Bởi việc nạp vào cơ thể những loại thức ăn này không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mà nó còn làm cho tình trạng bệnh của bạn ngày một trầm trọng hơn.
Đồ uống có cồn và các chất kích thích
Thuốc lá, rượu, bia, cafe,.. là những nguồn thực phẩm mà người bệnh đau thượng vị tuyệt đối không được sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng chất kích thích thường xuyên sẽ là nguyên nhân gây hạn chế quá trình tạo màng bảo vệ niêm mạc, không những thế nó còn khiến acid dịch vị tăng lên đột biến, làm cho các triệu chứng của đau ở thượng vị như nóng rát, đau nhức nghiêm trọng hơn.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người đau thượng vị
Khi xây dựng thực đơn, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến sự thanh đạm, nhưng cũng phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.
- Ăn đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc ăn vào lúc đói. Thức ăn nên được nhai kỹ rồi mới nuốt.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, tươi sống để cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
- Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục thể thao là điều không thể thiếu cho mọi người để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn xác định được đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/