Tập thể hình đang dần trở thành xu thế mới không chỉ đối với giới trẻ mà phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vậy người bệnh đau thần kinh tọa có nên tập thể hình (gym) không? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ cho điều đó.
Những Nội Dung Chính
Đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?
Trên cơ thể người, dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, kéo dài từ tủy sống đến hông và mặt sau của cẳng chân. Chính vì thế, nếu bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức râm ran hoặc dữ dội từ cột sống thắt lưng lan xuống hông, sau mông đùi, kéo xuống chân và gót chân.
Đau thần kinh tọa không chỉ gây cho người bệnh đau đớn mà còn làm hạn chế vận động, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những cơn đau nhức trên diện rộng xảy ra khiến cho người bệnh băn khoăn về vấn đề tập thể hình. Thực tế thì, nếu tập thể hình mà tập những bài tập không phù hợp, gây sức ép và tác động xấu đến dây thần kinh tọa thì bệnh sẽ tiến triển nặng thêm.
Tuy nhiên, không phải là đau dây thần kinh tọa thì không được tập thể hình. Bởi nếu biết lựa chọn các bài tập phù hợp, tập với tần suất và mức độ phù hợp, thì tập thể hình không chỉ giúp làm thuyên giảm bệnh, mà còn giúp cho bệnh nhân giữ được sức khỏe tốt và ổn định hơn.
Lợi ích của việc tập thể hình:
- Cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, thúc đẩy quá trình máu và oxy di chuyển đến các sụn, xương khớp. Nhờ đó mà nâng cao quá trình tái tạo mô.
- Kéo giãn các đốt sống thắt lưng và cơ xương, giải phóng dây thần kinh tọa bị chèn ép. Do vậy, phần nào sẽ giúp cho tình trạng đau nhức thuyên giảm đáng kể.
- Giúp tinh thần thoải mái, thư thái và dễ chịu, xả stress, giảm áp lực cuộc sống.
Bài tập gym phù hợp cho người bệnh đau thần kinh tọa
Nếu dây thần kinh tọa bị đau mà bạn muốn lựa chọn một số bài tập thể hình phù hợp thì có thể tham khảo qua một số bài tập gym dưới đây.
Cụ thể:
Bài tập Squat
Nếu có tìm hiểu về tập thể hình, chắc hẳn bạn đã nghe qua đến Squat. Squat là bài tập với mục đích tác động lên vùng mông, đùi, giúp cho phần này săn chắc và nở nang. Tư thế squat chuẩn sẽ tác động lực trực tiếp đến nửa thân dưới, chính là vị trí mà dây thần kinh tọa đi qua. Nhờ vậy mà có thể cải thiện đau nhức dây thần kinh tọa, trở thành một trong những bài tập gym được người bệnh lựa chọn hàng đầu.
Các bước thực hiện tư thế Squat
- Set up tư thế chuẩn bị với 2 chân mở rộng bằng vai, người đứng thẳng trên sàn.
- Hai tay đan vào nhau rồi để lên trước ngực.
- Giữ nguyên tay, từ từ hạ thấp trọng tâm cơ thể xuống cho đến khi phần đùi song song với phần sàn. Đồng thời hít thật sâu.
- Giữ im tư thế đó 1 nhịp, rồi từ từ trở về tư thế ban đầu, thở ra mạnh.
- Thực hiện động tác này 7-10 lượt.
Tham khảo ngay: Cách chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa cực tốt từ chuyên gia
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bài tập Hyperextension
Hyperextension cũng là một trong những bài tập được các bệnh nhân mắc đau thần kinh tọa lựa chọn để tập luyện rất nhiều. Cách tập bài tập này cũng không quá khó, bạn chỉ cần có sự hỗ trợ của máy Hyperextension là được. Đây là bài tập tác động trực tiếp đến dây thần kinh tọa, nhằm kéo giãn các đốt sống và giải phóng chèn ép dây thần kinh.
Các bước thực hiện
- Tư thế chuẩn bị: Nằm sấp trên ghế tập Hyperextension sao cho phần đùi tiếp xúc với ghế. Gót chân đặt ở dưới đĩa đệm đỡ, hai tay đan chéo nhau để trước ngực.
- Thở ra, đồng thời từ từ cúi người xuống cho đến khi cơ thể song song với sàn tập. Giữ im tư thế đó trong 1-2 giây rồi hít vào, từ từ đưa cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.
- Tiến hành tập bài tập này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần là 5-7 lượt tập.
Bài tập gập đầu gối vào ngực
Như chúng ta đã biết, đau thần kinh tọa sẽ gây ra cảm giác đau nhức ở vùng thắt lưng hông, kéo xuống mông và các chi. Trong khi đó, tập bài tập gập đầu gối vào ngực lại tác động rất tốt đến các vị trí này. Nhờ vậy mà giúp các khớp cơ trở nên linh hoạt, cải thiện được cơn đau thắt lưng do thần kinh tọa gây ra rất hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Người bệnh kê một gối nhỏ dưới tấm thảm tập. Sau đó, nằm ngửa thoải mái trên thảm, đầu gối lên gối, hai chân duỗi thẳng.
- Tiếp theo, từ từ đưa đầu gối gập lên phía trước ngực. Dùng hai tay ôm lấy đầu gối, kéo dãn cơ thể hết mức có thể rồi giữ imn tư thế đó trong 20 giây.
- Hít thật sâu rồi từ từ trở lại vị trí, tư thế ban đầu.
- Thực hiện bài tập 4 lần/ ngày.
Một số lưu ý cho người bị đau thần kinh tọa khi tập thể hình
Để hạn chế những chấn thương và đem lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau:
- Dành thời gian khởi động thật kỹ trước khi tập luyện: Đã có rất nhiều trường hợp, do không khởi động kỹ mà gây ra những chấn thương đáng tiếc trong quá trình tập thể hình. Nhất là khi bạn đang bị mắc đau dây thần kinh tọa, càng cần phải đặc biệt lưu ý đến điều này. Hãy tập một số các động tác khởi động nhẹ nhàng từ trước, để cơ thể nóng dần, cột sống và xương khớp giãn ra, hạn chế nguy cơ mắc chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Lựa chọn bài tập phù hợp, không ham tập quá sức, nên có sự tư vấn của các huấn luyện viên thể hình.
- Theo dõi sự thay đổi của cơ thể trong quá trình tập luyện, nếu thấy đau thần kinh tọa không được cải thiện mà có nguy cơ tiến triển nặng thêm thì cần tìm đến các bác sĩ để được tư vấn.
- Tránh dùng tạ khi tập luyện, tạ nặng có thể gia tăng áp lực và gây ảnh hưởng xấu đến cột sống.
- Bên cạnh việc tập luyện, hãy xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt khoa học cùng chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế căng thẳng, suy nghĩ, lo âu, stress, tránh thức khuya, làm việc quá sức, lao động nặng,…
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia về vấn đề đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không. Qua bài viết này, hy vọng bạn và người thân sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc phòng tránh và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/