Ợ chua là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm ợ chua

Ợ chua là một cảm giác không mấy dễ chịu với tất cả những ai đã từng gặp phải trong đời. Hơn thế, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần thì không thể chủ quan vì nó đang muốn cảnh báo một tổn thương nào đó trong hệ tiêu hóa. Tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.

Ợ chua là bệnh gì?

Ợ chua là tình trạng acid dịch vị, enzyme hoặc thức ăn đã lên men trong dạ dày bị trào ngược lên khoang miệng, sau khi cơ thể thực hiện phản xạ ợ.

Có thể hình dung cơ chế của chứng ợ chua như sau: Bình thường, sau khi ta nuốt thức ăn xuống dạ dày thì cơ vòng thực quản dưới sẽ có nhiệm vụ đóng miệng thực quản lại để không cho thức ăn bị đẩy ngược lên trên. Trường hợp cơ vòng bị suy giảm chức năng thì nó sẽ không thể đóng lại hoặc đóng không chặt và tạo điều kiện cho dịch dạ dày trào ngược lên trên gây ợ chua.

Về bản chất, ợ chua không phải là một bệnh lý mà nó thường được nhắc đến là một triệu chứng điển hình của một bệnh lý về dạ dày hay hệ tiêu hóa như trào ngược, chướng bụng đầy hơi, đau dạ dày,…

Nếu tình trạng ợ chua buồn nôn xảy ra nhiều hơn 2 lần trong một tuần thì cần để ý theo dõi, thăm khám và điều trị bởi nó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Ợ chua là bệnh gì?

Ợ chua là bệnh gì?

Nguyên nhân ợ chua

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua, điển hình là các nguyên nhân dưới đây.

Tác nhân gây ợ chua ngoài bệnh lý

  • Ăn thực phẩm kích thích tăng acid dạ dày: Đồ chua (Dưa chua, xoài xanh, cóc xanh…) , thức uống có ga, thức uống nhiều đường, đồ uống có cồn, cà phê… Là những thực phẩm khi vào cơ thể thường kích thích tiết acid dịch vị nhiều hơn dẫn đến ợ chua.
  • Thói quen xấu trong và sau ăn: Ăn quá nhanh, nhai và nuốt vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn quá muộn hoặc nằm ngay sau khi ăn… đều là những hành động xấu ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bình thường, dẫn đến chứng khó tiêu và ợ chua.
  • Căng thẳng kéo dài: Stress quá mức cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, khiến người bệnh ăn không ngon miệng, tiêu hóa không tốt.
  • Thai kỳ: Phụ nữ mang thai thường bị ợ chua nhiều hơn do áp lực thai nhi lên khoang bụng khi kích thước thai nhi lớn dần.
  • Thừa cân: Người thừa cân, béo phì cũng dễ bị chứng ợ chua hơn bình thường bởi áp lực về cân nặng không hợp lý.

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Đây là bệnh lý hàng đầu gây ra chứng ợ chua. Bởi khi cơ thắt dưới thực quản bị suy giảm chức năng làm cho không khí và dịch trào ngược dẫn đến tình trạng ợ xảy ra.
  • Thoát vị hoành: Là bệnh điển hình bởi việc nhô lên quá mức của một phần dạ dày lên tới ngực (bình thường toàn bộ dạ dày phải nằm dưới cơ hoành). Điều này khiến cho quá trình hoạt động của cơ vòng thực quản bị ảnh hưởng và gián tiếp gây ra chứng trào ngược – nguyên nhân trực tiếp gây ợ chua.
  • Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn: Khi hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng thì sẽ kéo theo hệ lụy thức ăn không được tiêu hóa tốt, gây đầy bụng, khó tiêu và dẫn đến ợ chua.
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây ợ chua

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây ợ chua

Triệu chứng ợ chua kèm theo

Ợ chua sẽ thường xảy ra sau bữa ăn, buổi tối hoặc khi ta nằm hoặc cúi người và thường đi kèm với một số dấu hiệu khác như:

  • Ợ chua buồn nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa tốt và bị trào ngược lên khoang miệng khi chúng ta ợ sẽ gây cảm giác buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn đã lên men có vị chua.
  • Ợ chua nóng cổ (hay ợ nóng): Cảm giác nóng rát chạy dọc từ dạ dày chạy lên ngực và cuống họng sinh ra do acid dịch vị dư thừa trong dạ dày gây ra. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm giác bị vướng, mắc nơi cổ họng, cảm giác rất khó nuốt và cảm giác như nghẹn dẫn tới tức ngực và khó thở.
  • Ợ chua đầy hơi, khó tiêu: Cảm giác đầy hơi sau khi ợ chua tồn tại bởi vì thức ăn cũ tồn đọng trong dạ dày bị lên men và sinh khí. Khi sờ bụng sẽ thấy căng tức mặc dù bụng rỗng chưa ăn gì.

Cách chữa ợ chua

Điều trị ợ chua do bệnh lý

Đối với những trường hợp ợ chua liên tục, nhiều lần và kèm theo các triệu chứng khó chịu như khó thở, buồn nôn, nóng rát cổ họng,… thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh và có các chữa trị phù hợp.

Thông thường, bệnh lý dạ dày là lý do gây ợ chua chủ yếu. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày, từ đó giảm triệu chứng này hiệu quả.

Người bệnh nên thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị tốt nhất

Người bệnh nên thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị tốt nhất

Thuốc tây

Nếu việc thay đổi thói quen ăn uống và lối sống không giúp chứng ợ chua thuyên giảm thì bạn cần đến thăm khám tại cơ sở y tế để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị sẽ dựa trên thực tế tình trạng bệnh lý. Thông thường, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin H2: Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid) hoặc Ranitidine (Zantac)… Đây là nhóm thuốc giúp điều hòa quá trình tiết acid trong dạ dày từ đó giảm ợ chua hiệu quả.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Rabeprazole (Aciphex), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), Esomeprazole (Nexium) hoặc Lansoprazole (Prevacid). Giúp giảm tiết acid dạ dày bằng cách hạn chế quá trình sản xuất.

Với trường hợp ợ chua khi mang thai thì bạn càng phải cẩn trọng hơn trong việc chữa trị để hạn chế các tác động không tốt đến thai nhi.

Bài thuốc Nam chữa ợ chua

Một số loại thảo dược dân gian có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chứng ợ chua như:

  • Lá bạc hà: Uống nước hãm từ lá bạc hà sau khi ngủ dậy và trước khi ăn khoảng 30 phút liên tục trong 2 tuần sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng tránh chứng ợ hơi, ợ chua một cách tự nhiên.
  • Trà gừng: Thái gừng thành từng lát mỏng rồi đun với nước, dùng nước này uống khi còn ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng sẽ giúp êm bụng, giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn, ợ chua.
  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc mỗi ngày trước khi ngủ vừa giúp an thần, ngủ ngon lại giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Giảm ợ chua thông thường

Chứng ợ chua thông thường có thể khắc phục dễ dàng bằng cách thay đổi và duy trì một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt như:

Trong ăn uống

Nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày:

  • Giảm ợ chua bằng nhóm thực phẩm hỗ trợ hấp thu bớt acid dịch vị: Yến mạch, bánh mỳ, lòng trắng trứng…
  • Nhóm thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn: Gừng, chuối, đu đủ, sữa chua, rau xanh lá đậm…

Người bị ợ chua nên kiêng hoặc hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Đồ chiên xào: Thịt rán, thịt xào nhiều mỡ, khoai tây chiên,… là những món ăn chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa, khiến cho dạ dày phải tăng tiết nhiều acid dịch vị hơn. Ngoài ra, đây đều là nhóm thực phẩm gây khó tiêu hóa, gây đầy bụng, trướng hơi và ợ chua.
  • Thực phẩm cay: Ớt, tỏi.. là những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị và gây chứng ợ chua.
  • Sản phẩm từ sữa: Bơ, phô mai.. là nhóm sản phẩm chứa nhiều năng lượng khiến hệ tiêu hóa cần làm việc nhiều hơn. Vì vậy, nên ăn ít các sản phẩm được chế biến từ sữa trong ngày.
  • Socola: Trong socola có chứa methylxanthine – một chất có khả năng làm giãn cơ vòng dưới thực quản, nếu người thường xuyên bị ợ chua thì cần tuyệt đối tránh thực phẩm này.
  • Trái cây có lượng acid cao: Cam, quýt chua, xoài xanh, cóc… là những thức ăn làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày và chứng ợ chua.
  • Cà phê, bia, rượu.

Sinh hoạt

  • Duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, ruột.
  • Tránh ăn quá no, tránh ăn quá muộn, ăn sát với giờ ngủ để dịch vị dạ dày không bị trào ngược và giảm ợ chua.
  • Cố gắng không để đầu óc căng thẳng quá mức bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách, tắm nước ấm, đi bơi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày để giảm căng thẳng và giúp điều hòa nhu động ruột.
  • Gối đầu cao hơn so với bụng khi ngủ để hạn chế tình trạng acid trào ngược và ợ chua.
  • Không mặc đồ quá chật nhất là trong lúc ăn uống.

Trên đây là những thông tin về chứng ợ chua, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình bạn nhé, dù chỉ một bất thường nhỏ xảy ra cũng cần quan tâm để phát hiện bệnh sớm, tăng hiệu quả điều trị.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment