Bệnh chàm khô: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị ở đầu ngón tay

Chàm khô xuất hiện khi chúng ta không cung cấp được độ ẩm cần thiết cho da. Bệnh có thể trở nên nguy hiểm và gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Chàm khô là gì ?

Da có 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp mỡ dưới da. Trong lớp biểu bì lại lại chia làm 2 tầng: Tầng sừng và tầng tế bào sống.

Bệnh chàm khô xảy ra khi tầng sừng hay chính là lớp Keratin của tầng này không được cung cấp đủ nước. Khiến da bị khô, bong tróc, trầy xước, rớm máu. Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu là ở đầu ngón tay và chân.

Hình ảnh bệnh chàm khô

Hình ảnh bệnh chàm khô

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách rất dễ tái phát nhiều lần và trở nên mãn tính.

Bệnh chàm khô có lây không ?

Theo bác sĩ gia liễu, bệnh chàm khô không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, căn bệnh  này có thể lan rộng ra các vùng xung quanh trên cơ thể nếu không được điều trị đúng cách.

Khi để các vùng da lan bị tổn thương lan rộng thì có thể gây ra các biến chứng trên da, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng. Vì vậy, khi bị căn bệnh này thì bạn không nên chủ quan.

Một số đặc điểm của bệnh chàm khô

Căn bệnh này thường có triệu chứng khô da và bong tróc ở vị trí bị tổn thương. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác theo từng vị trí trên cơ thể.

Chàm khô ở đầu ngón tay

Bệnh có các đặc điểm như: Xuất hiện các mảng đỏ ở đầu ngón, da rất dễ bị bong tróc, khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy, rất dễ bị chảy máu. Khi tiếp xúc với hóa chất hay môi trường hanh khô bệnh gây khó chịu khiến người bệnh đau đớn.

Bệnh chàm khô tróc vảy (bệnh á sừng)

Biểu hiện bằng tình trạng da khô và bong tróc dữ dội. Các vị trí ở ngón tay, ngón chân, gót chân xuất hiện tình trạng dày sừng, nền da khô đỏ và nứt nẻ nhiều.

Nhiệt độ càng lạnh và không khí khô hanh khiến tình trạng chàm khô nặng lên nhanh chóng, gây chảy máu, đau đớn. Các triệu chứng này càng trầm trọng hơn khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, các hóa chất độc hại.

Bệnh á sừng

Bệnh á sừng

Bệnh chàm khô ở trẻ em

Trẻ càng lớn bệnh biểu hiện càng rõ rệt. Khi trẻ còn ở lứa tuổi 6 tháng đầu da xuất hiện các ban nhỏ, mụn nước, nứt nẻ, thường thấy ở má, cằm, trán, da đầu, chúng có xu hướng lan rộng ra, nhất là những vùng không được giữ ẩm nhiều.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi, đây là giai đoạn bé tập bò nên chàm thường xuất hiện ở vùng khuỷu, đầu gối, những vị trí dễ bị trầy xước. Giai đoạn trẻ biết đi từ 2 đến 5 tuổi chàm khô thường xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, xung quanh miệng, mí mắt, da thường khô và đóng vảy nhiều hơn.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Khi trẻ trên 5 tuổi, những vùng tổn thương thường đỏ và gây ra ngứa, rất khó phân biệt với chàm bội nhiễm hoặc các bệnh về da khác ví dụ như chàm môi, nổi mề đay,…

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô

Các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này bao gồm:

  • Di truyền: Sự thiếu hụt chất filaggrin – một trong những thành phần dưỡng ẩm tự nhiên của da gây nên bệnh lý này, nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cái bị chàm khô lên đến 50%.
  • Thời tiết: Mùa đông và mùa hanh khô thường dễ làm gia tăng đợt bùng phát.
  • Dị ứng: Tiền sử bản thân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng cũng thường mắc bệnh hơn những người bình thường.
  • Tính chất da: Những người da nhạy cảm, da khô, rối loạn tiết bã nhờn cũng là nguyên nhân chính làm khởi phát bệnh.
  • Dị ứng sản phẩm: Sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, lạm dụng thuốc chứa corticoid không làm cải thiện bệnh chàm khô mà ngược lại còn làm cho tình trạng này xấu đi.
  • Dị ứng thực phẩm: Dùng thực phẩm dễ gây dị ứng, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích, ăn đồ cay nóng, chiên rán cũng là yếu tố nguy cơ tái phát bệnh.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm, chăm sóc da không đúng cách,.. cũng là những nguyên nhân khiến bệnh diễn biến nặng nề hơn.

Cách phòng tránh và chữa trị bệnh chàm khô

Để điều trị căn bệnh này, bạn cần phải áp dụng thuốc cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.

Một số loại thuốc kháng Histamin chữa bệnh chàm hiệu quả

Một số loại thuốc kháng Histamin chữa bệnh chàm hiệu quả

Cách điều trị bệnh chàm khô

  1. Thuốc chứa Corticoid: Làm giảm ngứa, giảm viêm, thường dùng trong đợt bùng phát của bệnh. Tuy nhiên không được lạm dụng bởi những tác dụng phụ nguy hiểm của nó.
  2. Thuốc kháng  Histamin: Cũng là thuốc được nhiều người sử dụng, thuốc cũng có tác dụng giảm ngứa, điều trị triệu chứng bệnh.
  3. Thuốc kháng sinh, sát trùng: Được sử dụng khi có tình trạng nhiễm trùng da, da rỉ máu.
  4. Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cho da là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Nếu dưỡng ẩm tốt sẽ giảm được rất nhiều tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ. Nên bôi kem dưỡng ngay sau khi tắm, ngày bôi từ 2-3 lần. Người bị bệnh chàm khô luôn mang theo bên mình khi nào cảm thấy da khô thì bôi ngay.

Phòng tránh bệnh

  1. Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, nước rửa bát, nước giặt và các hóa chất khác để tránh được tình trạng da bị kích ứng, khô rát.
  2. Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả giàu Vitamin A, C, E giúp cải thiện bệnh lý.
  3. Tránh các thực phẩm gây dị ứng, đồ uống có cồn, các chất kích thích.

Nếu tình trạng bệnh kéo dài, không thuyên giảm nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ cho lời khuyên điều trị tốt nhất.

Chàm khô không đáng sợ nếu chúng ta phát hiện và điều trị đúng cách. Bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và giúp bạn có hướng chữa trị đúng. Hy vọng bạn đọc sẽ có các kiến thức giúp ích cho bản thân và gia đình.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment