Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng khá đa dạng, biểu hiện cụ thể theo từng mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các triệu chứng điển hình nhất của bệnh, trong đó có 9 biểu hiện mà gần như bệnh nhân nào cũng gặp.
Chỉ tính riêng tại Khoa Nội Thần Kinh của bệnh viện 103, trung bình mỗi năm có tới hơn 1000 trường hợp người bệnh nhân bị thoát vị mỗi năm. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức chẩn đoán và phát hiện căn bệnh này là rất cần thiết để điều trị và dự phòng tái phát.
Với tình trạng thoát vị ở cột sống thắt lưng, có 9 triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh có thể tự quan sát và cảm nhận được.
Những Nội Dung Chính
- 1 Triệu chứng rối loạn cảm giác
- 2 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau âm ỉ cột sống
- 3 Triệu chứng đau lan theo đường đi rễ thần kinh
- 4 Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm càng rõ rệt nếu thấy đau tăng khi ho, hắt hơi
- 5 Xuất hiện triệu chứng ngứa ran và châm chích chân
- 6 Có cảm giác giảm đau ở một tư thế
- 7 Người bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng giảm khả năng vận động của cột sống
- 8 Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm Lasègue dương tính
- 9 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm nhẹ như: Sụt cân, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn
Triệu chứng rối loạn cảm giác
Đây là triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh. Về bản chất, đĩa đệm cột sống cũng giống như một tấm đệm cao su có khả năng đàn hồi. Bên trong đĩa đệm có chứa một nhân nhầy có chức năng chịu và giảm áp lực giữa các đốt sống với nhau.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, phần đĩa đệm này bắt đầu xuất hiện các vết nứt, rách trên vòng sợi của bao xơ. điều này tạo cơ hội cho phần nhân nhầy mềm tì đè và “điền” vào các vùng bị rách này.
Khi người bệnh cử động, di chuyển hay thậm chí là đứng ngồi một chỗ quá lâu thì cũng tạo ra các áp lực nhất định lên cột sống. Việc này khiến các vết nứt rách to hơn và việc nhân nhầy tì đè thoát ra vị trí ban đầu cũng nhiều hơn. Khi có va chạm và chèn ép vào hệ thống thần kinh dày đặc quanh cột sống sẽ gây ra hiện tượng rối loạn cảm giác ở vùng da tương đương.
Đối với căn bệnh này, ở giai đoạn đầu, tùy vào vị trí thoát vị trên cột sống thắt lưng mà tại vùng da tương ứng sẽ có biểu hiện rối loạn cảm giác tương đương. Một số cảm giác mà người bệnh có thể dễ dàng nhận ra ngay đó là việc rối loạn trong việc nhận biết độ nóng – lạnh hoặc vùng tổn thương rất dễ có cảm giác tê bì như kiến bò.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau âm ỉ cột sống
Sau một khoảng thời gian xuất hiện các rối loạn cảm giác, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơn đau nhức rõ ràng hơn tại vùng thắt lưng. Ban đầu các cơn đau nhức sẽ chỉ ở cấp độ đau nhẹ, cảm giác râm ran âm ỉ. Tuy nhiên, nếu người bệnh mang vác nặng hoặc làm một động tác sai tư thế sẽ thấy cơn đau cấp rõ ràng.
Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian và có tính chất tái đi tái lại thành đợt. Thông thường, mỗi đợt đau sẽ có thể kéo dài âm ỉ trong 1 – 2 tuần, xen kẽ giữa các cơn đau nhức âm ỉ có thể có các cơn đau cấp dữ dội.
Triệu chứng đau lan theo đường đi rễ thần kinh
Đây là triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường nhen nhóm xuất hiện tại giai đoạn 2 khi hiện tượng lồi đĩa đệm đã trở lên nghiêm trọng hơn so với giai đoạn 1.
>> XEM THÊM: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không, chuyên gia nói gì ?
Tại giai đoạn này, tổ chức bao xơ đĩa đệm bị rách đáng kể khiến cho nhân nhầy “trượt” về một phía tại vùng vòng sợi bị suy yếu nhất. Vết rách tại vòng sợi rõ rệt hơn đồng nghĩa với việc độ dày của đĩa đệm giảm, các khoang đốt sống có chiều cao giảm xuống theo độ dày của đĩa đệm. Hiện tượng nhân nhầy chèn ép vào vòng sợi khiến bản thân đĩa đệm bị phình to về một phía (điển hình nhất là phía sau cột sống).
Đây là thời điểm xuất hiện các tổn thương đã rất rõ ràng tại rễ thần kinh bị kích thích và chèn ép. Người bệnh cảm nhận rõ cảm giác đau cục bộ tại vùng thắt lưng, cảm giác đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép, bao gồm cả rễ thần kinh hông to.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm càng rõ rệt nếu thấy đau tăng khi ho, hắt hơi
Càng đến các giai đoạn sau nặng hơn thì cơn đau do bệnh gây ra càng trầm trọng và nó biểu hiện ngay cả khi cơ thể người bệnh thực hiện các phản ứng thông thường như hắt xì hơi, ho hay rặn. Điều này là kết quả của cơn đau thần kinh tọa khi rễ thần kinh tọa bị chèn ép.
Cơn đau thường xuất phát tại vị trí thắt lưng rồi lan ra vùng hông, lan rộng xuống một bên hoặc cả hai bên mông rồi chạy dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Xuất hiện triệu chứng ngứa ran và châm chích chân
Đây là một trong các triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng thường thấy khi rễ thần kinh bị ảnh hưởng bởi đĩa đệm thoát vị. Bên cạnh cảm giác đau nhức thì ở bàn chân hoặc có thể cả các ngón chân sẽ xuất hiện cảm giác châm chích như kiến cắn, cảm thấy ngứa da ở vùng này.
Một số người bệnh có thể xảy ra triệu chứng đau cách hồi nghĩa là chỉ cần đi khoảng 5 hay 10 mét thì sẽ bị đau ngay lập tức nhưng khi dừng lại thì hết đau ngay. Một số người bệnh có thể có cảm giác tê chân khi cố gắng khom hoặc cúi.
Có cảm giác giảm đau ở một tư thế
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm tư thế giảm đau là tư thế giúp người bệnh có cảm giác đỡ đau và thoải mái nhất khi ngồi, nằm, đứng hay di chuyển, lao động. Để giảm đau, người bệnh có thể hình thành và duy trì tư thế nghiêng vẹo sang một bên, cúi người về phía trước, gù lưng, xô lệch một bên vai… để bớt đau.
Theo thời gian, nếu các tư thế này được duy trì thì sẽ hình thành “nếp xấu” cho cột sống sinh lý. Bản thân người bệnh có thể không nhận ra những bất thường về hình dạng cột sống của mình nhưng người khác hoàn toàn có thể thấy rõ tư thế xấu giảm đau này khi nhìn từ đằng sau lưng người bệnh (nhất là ở tư thế ngồi trên xe).
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng giảm khả năng vận động của cột sống
Trên thực tế, khi bệnh càng ở giai đoạn sau thì khả năng vận động của cột sống càng suy giảm. Điều này được thể hiện trong chính các động tác thông thường như cúi xuống, nghiêng người, ngửa người ra đằng sau, xoay người ra đằng sau.
Trong kiểm tra lâm sàng, người bệnh thường được kiểm tra khả năng vận động cúi của cột sống bằng cách đứng tại chỗ và giơ hai hay thẳng hướng xuống đất theo chiều cúi gập của cột sống. Nếu người có cột sống bình thường thì có thể dễ dàng chạm xuống mặt đất nhưng đối với người bệnh thoát vị đã có sự kích thích rễ thần kinh thì lại không thể thực hiện được động tác này. Việc kiểm tra cũng tương tự với các động tác cột sống còn lại.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm Lasègue dương tính
Hiểu một cách nôm na thì đây là triệu chứng có liên quan đến vận động cơ ở chi dưới. Khi tình trạng bệnh tăng nặng, các tổn thương tại dây thần kinh hông to trở lên trầm trọng hơn. Các cơn đau nhức, tê nhức, co cứng ảnh hưởng và lan rộng xuống hai chân của người bệnh.
Trong lâm sàng, các bác sĩ cũng tiến hành chẩn đoán bệnh lý cột sống bằng cách cho người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân rồi sau đó giữ cổ chân và đầu gối người bệnh để thực hiện các thao tác gập chân nhằm xác định độ đau, tư thế gây đau.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm nhẹ như: Sụt cân, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng là lúc các dây thần kinh bị suy giảm đáng kể khả năng truyền phát tín hiệu gọi là “thần kinh giao cảm” tới những cơ quan vận động (chân). Đây là đặc trưng của hiện tượng yếu cơ có thể dẫn tới teo chi, liệt vận động.
Ngoài ra, những cơn đau nhức cấp tính có thể khiến người bệnh bị sốt cao, kèm theo các dấu hiệu về thể chất khác như mệt mỏi, ăn không ngon và sút cân thấy rõ.
Theo các bác sĩ, nếu thấy xuất hiện 4/9 triệu chứng thoát vị đĩa đệm kể trên thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, có phương án điều trị sớm. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về căn bệnh quái ác này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/