Suy thận có chữa được không, nếu có thì cách nào hiệu quả ?

Share on Facebook
Tweet on Twitter

Bị suy thận có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh, trong đó không chỉ có đấng mày râu mà đây còn là chủ đề quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Bệnh suy thận có chữa được không?
Bệnh suy thận có chữa được không?

Suy thận có chữa được không ?

Hiện nay, suy thận là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao và tăng dần qua các năm. Nếu người bệnh tiếp tục chủ quan, coi thường sẽ phải đối mặt với những rủi ro từ bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

Thận đóng vai trò là bộ lọc của cơ thể, chúng giữ lại chất dinh dưỡng cung cấp nuôi các cơ quan và thải đi những chất độc hại bằng đường nước tiểu. Khi gặp vấn đề về thận thì bộ phận này sẽ không thể đảm nhận vai trò như bình thường. Điều này dẫn tới lượng chất thải, chất độc sẽ bị tích tụ lại gây ra biến chứng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nghiêm trọng nhất là nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính, tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.

Suy thận tiến triển theo từng giai đoạn, càng là giai đoạn về sau thì bệnh càng nguy hiểm và khó chữa. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: thận bị tổn thương nhưng ở mức nhẹ, mức độ lọc chất thải của thận vẫn diễn ra khá bình thường và ổn định.
  • Giai đoạn 2: thận đã có những tổn thương nhiều hơn, mức độ lọc chất thải của thận có sự thay đổi và suy giảm ở mức độ nhẹ.
  • Giai đoạn 3: tổn thương thận biểu hiện rõ ràng và nặng hơn nhiều, mức độ lọc chất thải của thận suy giảm nghiêm trọng.
  • Giai đoạn 5: Bệnh tiến triển thành giai đoạn mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Suy thận được chia thành 5 giai đoạn
    Suy thận được chia thành 5 giai đoạn

Như vậy, suy thận có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn mà người bệnh mắc phải. Mọi người cần căn cứ vào những triệu chứng hoặc xét nghiệm, đánh giá từ bác sĩ thì mới có thể kết luận bệnh có chữa được không và điều trị trong thời gian bao lâu.

Khi người bệnh gặp phải những triệu chứng ban đầu mà kịp thời điều trị cũng sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng từ bệnh đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. Một số triệu chứng thận suy dễ dàng nhận biết như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, phù nề chân tay, khó thở, ớn lạnh, đau cạnh sườn, tiểu ra máu, ngứa khắp người….

Tóm lại, không có câu trả lời cụ thể cho việc suy thận có chữa được không mà cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chỉ cần người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra, khả năng điều trị thành công sẽ cao, rủi ro từ bệnh sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn cuối, người bệnh cần phải tiến hành lọc máu và chạy thận để kiểm soát bệnh cũng như duy trì sự sống. Việc kéo dài tuổi thọ đối với bệnh nhân ở giai đoạn này rất khó nói vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị….

Vì vậy, sớm phát hiện và điều trị kịp thời là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn rủi ro từ bệnh.

⇒ Tư vấn: Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu đặc trưng nhất, người bệnh chớ dại bỏ qua

Một số mẹo chữa cho người suy thận

Có rất nhiều phương pháp cải thiện chức năng thận được bác sĩ chứng minh hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng bệnh nhân, giai đoạn mắc phải và sự kiên trì của người bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Nếu suy thận chưa tiến triển đến giai đoạn cuối, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp cùng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên với bệnh nhân như sau:

  • Bổ sung nhiều magie giúp tăng cường chức năng và ổn định thận. Magie thường có trong các loại ngũ cốc, hạt… Bạn hãy bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích khiến thận tổn thương nặng hơn.
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá muộn ảnh hưởng đến quá trình bài tiết ban đêm của thận.
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhanh gây rối loạn chức năng thận.
  • Có chế độ tập luyện phù hợp, tích cực chơi các môn thể thao và vận động nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời cho vấn đề suy thận có chữa được không. Muốn phòng tránh những rủi ro từ căn bệnh này, mỗi người cần trang bị kiến thức, thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe!

Ngày cập nhật gần nhất:

SHARE
Facebook
Twitter
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here