Đau lưng khi mang thai, mang bầu là vấn đề được rất nhiều các mẹ bầu quan tâm. Và đau lưng như thế nào là có thai? Chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Đau lưng như thế nào là có thai?
Đối với phụ nữ, đau thắt lưng từ lâu đã được xem là một trong các triệu chứng báo hiệu bạn đang trong giai đoạn thai kỳ. Theo nhiều nghiên cứu khoảng 50%-80% mẹ bầu đều phải trải qua triệu chứng lưng bị đau trong quá trình mang bầu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi mang thai: Việc sản sinh ra hormone Relaxin – loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng và giãn rộng các khớp vùng xương chậu để chuẩn bị không gian cho em bé phát triển trong suốt thời gian trong bụng mẹ, hay thay đổi tư thế do cân nặng tăng lên, trọng tâm cơ thể thay đổi, căng thẳng…
Và thường sẽ có hai kiểu đau mỏi lưng khi mang bầu.
Đau thắt lưng
Khi mang thai dấu hiệu dễ nhận biết là bạn sẽ cảm thấy các đốt xương sống ngang thắt lưng, đặc biệt là phần lưng dưới xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi. Nếu ở trường hợp đau thắt lưng do chu kỳ kinh nguyệt hoặc do làm việc quá sức, mức độ đau sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, tuy nhiên cơn đau sẽ thường giảm đi và hết hẳn khi chu kỳ bắt đầu hoặc sau thời gian nghỉ ngơi. Nhưng ở phụ nữ mang thai, đau thắt lưng sẽ thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng về sau.
Đau xương chậu
Bên cạnh đau thắt lưng, mẹ bầu cũng dễ gặp phải tình trạng đau xương chậu. Mẹ bầu sẽ cảm nhận các cơn đau mỏi ở vùng đệm của mặt sau xương chậu, cụ thể là đau sâu trong mông, trên một hoặc cả hai bên mông hoặc mặt sau của đùi.
Cơn đau này cũng thường kéo dài từ khi mang thai và trong suốt thời gian thai kỳ. Và đặc biệt khi đi bộ, leo cầu thang, trở mình trên giường hay vặn mình… mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau rõ rệt hơn.
Nếu mang bầu, ngoài đau thắt thì phụ nữ có thể bị chậm kỳ kinh và có một số biếu hiện bất thường trong cơ thể. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra xem mình có đang mang thai hay không.
Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi để thích ứng với sự xuất hiện và phát triển của thai nhi. Những triệu chứng thay đổi trong thời kỳ này hoàn toàn là những hiện tượng sinh lý bình thường, bạn không cần quá lo lắng về chúng.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, cần theo dõi để ý những thay đổi của cơ thể, đặc biệt với những trường hợp dưới đây:
- Những cơn đau âm ỉ, kéo dài, thậm chí ngày càng tăng không thuyên giảm.
- Đau ở lưng đi kèm với các triệu chứng như sốt, chảy máu âm đạo…
- Sử dụng thuốc giảm đau dành cho bà bầu nhưng không hiệu quả.
Nếu gặp các cơn đau như trên bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, nhằm tìm rõ nguyên nhân giúp đưa ra những phương pháp xử lý kịp thời.
Tham khảo thêm: Đau lưng và ra máu là bệnh gì? Cách xử lý thế nào tốt nhất?
Mẹo xử lý tình trạng đau lưng khi mang bầu
Cải thiện tư thế sinh hoạt, ngủ
- Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu tránh đứng quá lâu, nên vận động đi lại nhẹ nhàng khi ngồi quá lâu.
- Khi đi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng, có sử dụng gối chữ U hỗ trợ hoặc dùng gối chèn sau lưng để đỡ cơ thể, sẽ giúp mẹ bầu ngủ thoải mái hơn.
Duy trì các hoạt động thể chất cho cơ
Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng hay là làm những việc nhà đơn giản hàng ngày. Việc tập những bài thể dục thường xuyên không những tăng oxy tốt cho tim mạch của mẹ và bé mà còn tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp, làm giảm tình trạng đau lưng.
Massage
Việc sử dụng túi ấm chườm hoặc massage cũng là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm đau lưng ở thai phụ.
Châm cứu
Nếu cảm thấy quá đau, mẹ bầu có thể lựa chọn châm cứu, đây là một phương pháp y học phương Đông. Nhà châm cứu sẽ sử dụng kim châm cứu vào những huyệt đạo nhất địch nhằm kích thích cơ chế giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Tuy sử dụng kim châm nhưng không hề gây đau đớn, mẹ bầu có thể cảm nhận cơn đau lưng khi mang thai sẽ thuyên giảm tức thời hoặc sau vài lần châm cứu.
Thực đơn dinh dưỡng
Mẹ bầu nên kiểm soát và xây dựng cho mình một thực đơn hàng ngày lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng để kiểm soát được cân nặng, không làm gia tăng áp lực lên lưng, cũng như đảm bảo sự phát triển cho bé.
Lựa chọn trang phục thích hợp
- Bạn nên lựa chọn các loại dép hoặc giày đế thấp, không nên lựa chọn những đôi giày dép cao gót, những loại dép dễ trơn trượt. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và bé.
- Hãy ưu tiên lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, không mặc quá chật hay quá bó người vì những bộ trang phục như vậy có thể khiến mạch máu tắc nghẽn, làm giảm lượng oxy được cung cấp cho các cơ và khiến tình trạng đau lưng có thể trầm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lựa đeo đai hỗ trợ. Đai hỗ trợ đặc biệt hữu ích trong việc giảm áp lực cho vùng lưng dưới, giúp cải thiện tư thế của mẹ bầu trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều loại đai hỗ trợ, đa dạng về hình dạng và kích cỡ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một loại đai đeo đơn giản như quanh hông hoặc loại có dây vai và ngực để giảm bớt tình trạng đau ở lưng khi mang bầu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về triệu chứng đau lưng khi mang thai và bị đau thắt lưng như thế nào là có thai. Mang thai là quãng thời gian hạnh phúc của mỗi người mẹ tuy nhiên đó cũng là quãng thời gian mẹ bầu sẽ phải trải qua nhiều thay đổi về cơ thể. Hãy chuẩn bị kiến thức, lắng nghe cơ thể và chăm sóc bản thân đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và em bé! Chúc bạn sức khỏe!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: